Khái niệm tỷ giá hối đoái & Phân loại tỷ giá hối đoái hiện nay

Khái niệm tỷ giá hối đoái & Phân loại tỷ giá hối đoái hiện nay

Bởi 24 tháng 07, 2024 - 16:30 (GMT +07)

Việc cập nhật tỷ giá hối đoái là điều rất cần thiết để các giao dịch trao đổi hay mua bán ngoại tệ có thể diễn ra thành công. Vậy khái niệm tỷ giá hối đoái là gì? Làm thế nào để xác định cũng như tính được tỷ giá này? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm rõ những vấn đề trên.

1. Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá này được hiểu đơn giản tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc gia. Hay nói cách khác nó là tỷ giá giữa hai loại tiền tệ, là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ hoặc cũng có thể hiểu là tỷ giá của một đồng tiền này có thể được quy đổi cho một đồng tiền khác.

Tỷ giá hối đoái Việt Nam theo định nghĩa tại bộ Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (năm 1997) là “tỷ lệ giá trị của đồng Việt Nam với giá trị đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ, dưới sự sự điều tiết của Nhà Nước. Và do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố. Bảng tỷ giá này sẽ được công bố theo ngày”.

Dưới đây là tỷ giá hối đoái của một số ngoại tệ mà Citinews đã cập nhật được:

STTKhu VựcLoại Tiền
1Châu Á1 rupee bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
21 rupee bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
31 Đô Hồng Kông bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
41 riyal Ả Rập Xê Út bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
51 rial Oman bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
61 nhân dân tệ bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
71 won bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
81 yên Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
91 man Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
10Châu Mỹ1 real Brazil bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
111 peso Mexico bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
121 Đô la Mỹ bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
131 Đô Canada bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
14Châu Đại Dương1 Đô la Úc bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
15Châu Âu1 bảng Anh bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
161 rup Nga bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
171 euro bảng bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
181 krona Thuỵ Điển bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
191 franc Thuỵ Sĩ bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
201 lira Thổ Nhĩ Kì bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
211 koruna bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
22Đông Nam Á1 bath Thái bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
231 đô Singapore bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
241 kip Lào bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
251 peso Philippine bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
261 riel Campuchia bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
271 đô Malaysia bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
281 rupiah Indonexia bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
291 kyats Myanmar bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
301 đô Brunei bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
31Khác1 đô Brunei bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
321 ethereum bằng bao nhiêu tiền Việt Nam

2. Cách phân loại tỷ giá hối đoái

Có rất nhiều cách để phân loại. Dựa vào mỗi đặc điểm hay tiêu chí sẽ có những cách phân loại tỷ giá khác nhau.

Dưới đây là một số cách phân loại tỷ giá hối đoái phổ biến trên thị trường hiện nay:

2.1. Cách 1: Căn cứ vào giá trị tỷ giá

Theo cách phân loại này sẽ có hai loại như sau:

  • Tỷ giá thực: Là tỷ giá hiện tại của một đồng tiền tệ có tính đến ảnh hưởng của yếu tố lạm phát. Nó phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước. Loại tỷ giá này cũng đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của một nước.
  • Tỷ giá đối hoái danh nghĩa: Là tỷ giá hiện tại của một loại tiền tệ và không tính đến ảnh hưởng của yếu tố lạm phát.

2.2. Cách 2: Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối

Dựa vào phương thức chuyển đổi ngoại hối có thể chia tỷ giá hối đoái thành hai loại như sau:

  • Tỷ giá điện hối: là loại tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá này thường được niêm yết tại các ngân hàng và là loại tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác.
  • Tỷ giá thư hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. Thông thường thì tỷ giá thư hối sẽ thấp hơn so với tỷ giá điện hối.

2.3. Cách 3: Căn cứ vào thời điểm giao dịch ngoại hối

Dựa vào tiêu chí này có thể phân thành 2 loại:

  • Tỷ giá mua: Là tỷ giá mua ngoại hối vào của ngân hàng.
  • Tỷ giá bán: Là tỷ giá bán ngoại hối ra của ngân hàng.

Với loại tỷ giá này, thông thường tỷ giá bán bao giờ cũng cao hơn tỷ giá mua để đảm bảo lợi nhuận cho các ngân hàng hoạt động.

2.4. Cách 4: Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán

Dựa vào yếu tố này có thể phân loại tỷ giá hối đoái thành:

  • Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá do các tổ chức tín dụng niêm yết tại thời điểm giao ngay hoặc do 2 bên đưa ra thỏa thuận nhưng cần đảm bảo trong biểu độ do ngân hàng nhà nước quy định. Việc thanh toán bắt buộc phải thực hiện trong vòng 2 ngày kể từ ngày cam kết.
  • Tỷ giá kỳ hạn: là tỷ giá do tổ chức tín dụng tự tính hoặc thỏa thuận giữa 2 bên. Tuy nhiên tỷ giá này phải đảm bảo nằm trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn của Ngân hàng nhà nước.

2.5. Cách 5: Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá

Theo cách phân loại này sẽ có 2 loại tỷ giá hối đoái như sau:

  • Tỷ giá chính thức: Là loại tỷ giá do Ngân hàng trung ương của quốc giá đó xác định và công bố. Đây cũng là tỷ giá cơ sở để các ngân hàng thương mại hay các đơn vị tín dụng có thể ấn định được tỷ giá mua vào, bán ra, hoán đổi của một cặp tiền tệ.
  • Tỷ giá thị trường: Là loại tỷ giá được xác định dựa trên mối quan hệ cung cầu của thị trường ngoại hối.

Ngoài các cách phân loại trên thì cũng có hai loại khác tương đối quan trọng đó là tỷ giá song phương và tỷ giá hiệu dụng. Trong đó:

  • Tỷ giá song phương được hiểu là giá của một loại tiền tệ này so với giá của một loại tiền tệ khác mà không tính đến ảnh hưởng của yếu tố lạm phát giữa hai nước.
  • Tỷ giá hiệu dụng được hiểu một cách đơn giản nhất chính là chỉ số trung bình của một đồng tiền so với đồng tiền còn lại.
Những cách phân loại hối đoái
Những cách phân loại hối đoái

3. Các loại chế độ tỷ giá hối đoái 

Khái niệm chế độ tỷ giá hối đoái có thể được định nghĩa đơn giản là cách thức mà một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài cũng như quản lý thị trường ngoại hối.

Có 3 loại chế độ như sau:

3.1. Tỷ giá hối đoái thả nổi

Là loại tỷ giá được xác định dựa trên cơ sở mối quan hệ cung - cầu của thị trường ngoại hối mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ phía nhà nước.

Loại này có tác dụng giúp cho nền kinh tế thế giới ổn định, cán cân thanh toán trở nên thăng bằng, hạn chế rủi ro và bất lợi cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu như không có một quốc gia nào có thể áp dụng được chế độ tỷ giá này.

3.2. Tỷ giá hối đoái cố định

Đây là loại tỷ giá được ngân hàng nhà nước thiết lập và duy trì. Nó xảy ra khi giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một thước đo giá trị khác, như vàng, bạc, kim cương…

Nó có thể làm giảm tỷ lệ lạm phát cũng như sự biến động của thị trường nhưng nó có thể dẫn đến mất cân bằng thanh toán nếu sử dụng lâu dài.

3.3. Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết

Đây là loại tỷ giá linh hoạt nằm giữa chế độ tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi. Nó có điều tiết biến động theo mối quan hệ cung – cầu trên thị trường nhưng vẫn có sự can thiệp của ngân hàng trung ương nhờ đó góp phần ổn định kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế,...

4. Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái

Từ khái niệm tỷ giá hối đoái cũng như việc phân loại, sẽ có nhiều phương thức xác định tỷ giá khác nhau tùy thuộc vào mục đích kinh doanh, sự phát triển của thị trường tiền tệ, hàng hoá dịch vụ,...

Ở mỗi quốc gia khác nhau cũng có những phương pháp khác nhau trong việc xác định tỷ giá hối đoái. Nhưng nhìn chung, có hai phương pháp xác định phổ biến như sau:

  • Phương pháp tiếp cận thị trường tiền tệ: Đây là phương pháp được xác định dựa trên lý thuyết ngang bằng về sức mua. Khi các điều kiện khác không thay đổi mà lượng cung tiền tương đối của một nước tăng lên hay thu nhập tăng lên thì tỷ giá này cũng tăng theo.
  • Phương pháp tiếp cận thị trường tài sản: Đối với phương pháp này, nó sẽ được xem giá cả tương đối của hai tài sản với nhau và được tính dựa trên sức mua tương lai của tài sản đó.

5. Công thức tính tỷ giá hối đoái

Ta có các công thức tính cụ thể như sau:

  • Tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền định giá

 Nếu có nhu cầu mua bán ngoại tệ, có thể tính theo công thức:

Tỷ giá bán khách hàng = Tỷ giá mua ngân hàng/Tỷ giá bán ngân hàng

Tỷ giá mua khách hàng = Tỷ  giá bán ngân hàng/Tỷ giá mua ngân hàng

Công thức tính:

Yết giá/định giá = (Yết giá/USD) / (Định giá/USD)

  • Công thức tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá:

Yết giá/định giá = (USD/định giá) / (USD/yết giá)

  • Tính tỷ giá giữa đồng tiền yết giá và định giá

Yết giá/định giá = (Yết giá/USD) / (USD/định giá)

6. Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Có thể thấy, bản chất của tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ. Nó phụ thuộc chủ yếu vào mức độ cung cầu của thị trường đối với đồng tiền đó. Do đó, tỷ giá này cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:

6.1. Cán cân thanh toán

Sự suy giảm giá trị của đồng nội tệ và gia tăng của đồng ngoại tệ trong trường hợp cán cân thanh toán quốc tế cao cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự tăng hay giảm của tỷ giá hối đoái.

6.2. Thương mại

Bao gồm hai yếu tố là tình hình tăng trưởng kinh tế và cán cân thương mại.

Khi tốc độ tăng giá của sản phẩm xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng giá sản phẩm nhập khẩu thì tỷ lệ trao đổi thương mại tăng kéo theo giá trị đồng nội tệ tăng và tỷ giá giảm và ngược lại.

Với cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế cao thì đồng ngoại tệ tăng và nội tệ giảm khiến tỷ giá tăng.

6.3. Lạm phát

Đây là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến tỷ giá hối đoái. Sự thay đổi về tỷ lệ lạm phát trong nước sẽ dẫn đến sự thay đổi về cung cầu ngoại tệ từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng hay giảm của tỷ giá.

6.4. Lãi suất

Lãi suất ảnh hưởng đến đầu tư chứng khoán ở thị trường nước ngoài, từ đó ảnh hưởng đến ngoại tệ.

6.5 Thu nhập

Yếu tố này vừa có tác động trực tiếp lại vừa có tác động gián tiếp đến tỷ giá này. Cụ thể:

  • Tác động trực tiếp: Nếu thu nhập của quốc gia đó tăng thì người dân sẽ có xu hướng muốn dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn từ đó làm cầu ngoại tệ tăng làm tỷ giá tăng.
  • Tác động gián tiếp: Thu nhập cao thì người dân sẽ tăng mức chi tiêu trong nước làm cho tỷ lệ lạm phát cao làm tỷ giá tăng.

Như vậy qua bài viết trên các bạn đã hiểu khái niệm tỷ giá hối đoái là gì? Hy vọng bài viết trên mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích.

Bình luận
Popup image default

Thông báo