Đá Obsidian là gì & Công dụng tuyệt vời của đá Obsidian

Đá Obsidian là gì & Công dụng tuyệt vời của đá Obsidian

Bởi 24 tháng 07, 2024 - 16:44 (GMT +07)

 

Trong các loại đá quý, có một loại được khá nhiều người biết đến và yêu thích, đó chính là đá Obsidian. Còn bạn thì sao? Cái tên Obsidian có giúp bạn liên tưởng đến điều gì không? Bạn đã từng nghe qua về loại đá này chưa? Nếu chưa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Obsidian là đá gì? Qua bài viết dưới đây nhé! Chắc hẳn sẽ có nhiều điều khiến bạn cảm thấy vô cùng thích thú và ngạc nhiên đấy.

1. Những thông tin cơ bản của đá Obsidian cần biết

1.1. Đá Obsidian là gì?

Loại đá này còn được gọi là đá Silica hoặc đá Thủy tinh núi lửa. Nó được hình thành trong quá trình phun trào của núi lửa. Cấu trúc của đá Silica bao gồm hơn 70% là Silicon Dioxide.

Đá Obsidian hay còn gọi là đá Silica hoặc đá Thủy tinh núi lửa
Đá Obsidian hay còn gọi là đá Silica hoặc đá Thủy tinh núi lửa

>>THAM KHẢO THÊM<<

1.2. Nguồn gốc của đá Obsidian

Silica được biết đến đầu tiên vào thời kỳ đồ đá cùng với các nền văn hóa cổ đại. Ngay từ thời tiền sử, con người đã biết dùng Thủy tinh núi lửa để làm các công cụ sắc bén hoặc làm đầu mũi tên để tiện cho việc săn bắn thú rừng. Đá Obsidian đen có khi còn được mài bóng để làm gương.

Người ta đã tìm được lưỡi dao làm từ đá Obsidian ở vùng Trung Đông - Ubaid (nay là Thổ Nhĩ Kỳ) vào thế kỷ V, trước Công nguyên. Ở Ai Cập, từ rất xa xưa con người cũng đã biết dùng nó để làm các dụng cụ có lưỡi.

1.3. Đặc điểm tính chất của đá Obsidian

Silica có đặc điểm và tính chất như sau:

Tính chất hóa học:

  • Tên thường gọi: Đá phong thủy
  • Loại đá: Đá thủy tinh núi lửa
  • Tên khoa học: Obsidian 
  • Công thức hóa học: SiO2 - Silicon Dioxide chứa tạp chất.
  • Thành phần hóa học: Trên 70% là Silicon Dioxide, 30% còn lại là các tạp chất khác.
  • Màu sắc: Đen, đen xám, xanh lá, tím, xanh làm, nâu, có hiệu ứng vàng, hiệu ứng cầu vồng.
  • Độ cứng Monhs: 5 - 5.5
  • Trọng lượng riêng: xấp xỉ 2,5.

Tính chất vật lý:

  • Đá thủy tinh núi lửa rất đa dạng về màu sắc, nguyên nhân là vì hàm lượng Sắt và Magie trong mỗi hòn đá là không hề giống nhau.
  • Bề mặt của nó nhẵn bóng nên dễ khiến người ta nhầm tưởng là khoáng vật. Tuy nhiên, vì nhìn đá Obsidian giống như thủy tinh và nó không kết tinh, bên trong lại chứa nhiều thành phần phức tạp nên không thể tạo nên một khoáng vật riêng biệt nào đó.
  • Obsidian không bền trên lớp vỏ trái đất, sau một thời gian hình thành nó sẽ bị phong hóa và phân hủy thành các tinh thể khoáng mịn. Khi chưa bị phong hóa, hàm lượng nước trong Silica rất thấp.

1.4. Những địa điểm thường gặp đá Obsidian

Như chúng ta đã biết, thông tin về đá Obsidian là gì? -Loại đá này được hình thành do núi lửa phun trào, trải qua một số biến đổi địa chất mà nên. Chính vì vậy, nó được tìm thấy nhiều nhất ở những nơi có hoạt động núi lửa phun trào dung nham như: Argentina, Armenia, Guatemala, Iceland, Ý, Nhật Bản, Kenya, México, Canada, Chile, Hy Lạp, El Salvador, New Zealand, Peru, Scotland và Hoa Kỳ.

Ở vùng Tây Bắc Mỹ và phía đông Inyo Craters của Sierra Nevada thuộc California người ta cũng tìm thấy nhiều dòng đá Obsidian bị chôn vùi ở các miệng núi lửa.

Tại một sườn núi ở khu vườn quốc gia Yellowstone nằm giữa Mammoth Hot Springs và Norris Geyser Basin, người ta cũng đã tìm thấy nhiều thành phần Obsidian.

Ngoài ra, các mỏ Obsidian có thể được tìm thấy ở một số nơi khác của miền tây Hoa Kỳ như Arizona, Washington, Colorado, Texas, New Mexico, Utah, Oregon và Idaho. 

Ở Việt Nam Obsidian cũng được tìm thấy ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên.

2. Ý nghĩa và ứng dụng của đá Obsidian

Với những tính chất hóa học đặc trưng của đá Obsidian đen cùng với sự hình thành đặc biệt của nó, Obsidian đã đem lại rất nhiều ý nghĩa và ứng dụng trong cuộc sống của con người hiện nay, cụ thể:

2.1. Ý nghĩa của đá Obsidian

Khi Silica bị vỡ ra, nó sẽ tạo thành một lớp phẳng và có khả năng phản chiếu ánh sáng không khác gì một tấm gương. Có lẽ chính vì thế mà nhiều quan niệm rằng, sử dụng đá thủy tinh núi lửa sẽ giúp cho con người ta nhìn nhận được những sai lầm hay điểm yếu của bản thân mình, từ đó có thể khắc phục được và giúp họ trở nên mạnh mẽ hơn.

2.2. Ứng dụng của đá Obsidian vào cuộc sống

2.1.1. Ứng dụng trong lĩnh vực y tế

Trong lĩnh vực ý tế, nó mang đến rất nhiều ứng dụng tuyệt vời như sau:

  • Giúp điều trị hiệu quả những bế tắc về tâm lý và tình cảm của con người. Ngoài ra, nó cũng có thể làm giảm căng thẳng, mệt mỏi và áp lực trong công việc hoặc trong cuộc sống.
  • Obsidian còn được dùng để chữa trị hiệu quả một số bệnh liên quan đến dạ dày, ruột và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Obsidian giúp cho huyết áp luôn ổn định và tăng cường thêm hệ miễn dịch cho cơ thể con người.
  • Làm sạch và cân bằng năng lượng xung quanh môi trường sống của con người, từ đó giúp cải thiện sức khỏe của con người tốt hơn.
  • Đặc biệt, Obsidian còn được dùng để làm dao mổ vì nó có độ sắc cao hơn nhiều lần so với dao mổ được làm từ những vật liệu khác.
  • Obsidian cũng là một loại đá có tác dụng tuyệt vời trong việc làm giảm đau và được dùng để chữa các bệnh liên quan đến cơ và khớp.

2.1.2. Ứng dụng trong lĩnh vực phong thủy

Ngoài ra các ứng dụng trong lĩnh vực y tế, sản phẩm obsidian còn được biết đến với nhiều ứng dụng về mặt phong thủy, tâm linh như sau:

  • Đây được coi như một hòn đá hộ thân, giúp tăng sức mạnh của người mang theo nó và bảo vệ họ thoát khỏi nguy hiểm. Silica còn được người ta quan niệm rằng có khả năng thu hút những nguồn năng lượng tích cực và xua đuổi nguồn năng lượng tiêu cực để bảo vệ chủ nhân khỏi tà ma.
  • Đem đến cho chủ nhân một nguồn năng lượng tốt, giúp trấn an tinh thần và xua đi những áp lực, sợ hãi bên trong tâm trí con người.
  • Obsidian cũng được quan niệm là có khả năng kiềm chế cảm xúc của chủ nhân một cách hiệu quả, giúp cho chủ nhân của nó không nhất thời nóng giận mà rơi vào vòng tội lỗi.
  • Obsidian còn được con người cho rằng giúp cho các mối quan hệ của chủ nhân trở nên tốt đẹp hơn.

3. Đá Obsidian giá bao nhiêu?

Thông thường, một chiếc vòng tay đá núi lửa obsidian có kích thước từ 8 - 12 ly đang được bán trên thị trường với giá dao động từ 200.000 đồng - 300.000 đồng. 

>>CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT<<

4. Cách phân biệt đá Obsidian thật giả

Do có giá thành khá cao trên thị trường nên loại đá này bị làm giả không ít. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt được Obsidian thật và giả? Dưới đây là kinh nghiệm phân biệt:

  • Những sản phẩm làm giả sẽ rất nhẹ và không có hiệu ứng quang học.
  • Một số loại hàng giả được chế tác tinh vi hơn bằng cách bơm thêm hiệu ứng quang học để tạo ánh bạc giả. Tuy nhiên, với những loại này thì khi khách hàng sử dụng một thời gian sẽ bị giảm dần hiệu ứng vì màu quang học sẽ sớm bị bay hơi.

Nhận biết đá Obsidian thật giả
Nhận biết đá Obsidian thật giả

5. Cách sử dụng và bảo quản đá Obsidian

Silica mang nhiều ý nghĩa trong phong thủy và có nhiều ứng dụng trong y tế, nhưng không phải ai cũng có thể hợp với Obsidian. Chính vì vậy, trước khi có ý định sử dụng Obsidian, bạn nên tìm hiểu về cung mệnh cũng như tình hình sức khỏe của mình để lựa chọn được loại đá phù hợp nhất với bản thân.

Khi các đồ trang sức làm từ đá Obsidian đen bị bám bụi bẩn, bạn có thể vệ sinh bằng khăn ướt và để khô tự nhiên.

6. Những người có thể sở hữu được đá núi lửa Obsidian

Theo phong thủy, những người có thể sở hữu được Silica là người có cung phi thuộc hành Thủy và hành Mộc. Bởi màu bản mệnh của hành Thủy là màu xám đen và đây cũng là màu tương sinh với những người mệnh Mộc. Trong khi đó, đá núi lửa đá Obsidian đen lại có đặc trưng là màu xám đen. Chính vì thế mà người mệnh Thủy, mệnh Mộc khi đeo Silica sẽ rất tốt.

Thật thú vị vì có một loại đá diệu kỳ, mang nhiều ý nghĩa phong thủy và được ứng dụng trong y tế mang tên là Obsidian phải không các bạn? Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ nắm được những kiến thức về đá Obsidian là gì? Và có thêm một gợi ý trong việc lựa chọn đồ phong thủy hợp với bản mệnh và sức khỏe của mình. Chúc các bạn luôn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Nguồn: https://citinews.net/

Bình luận
Popup image default

Thông báo