Dư nợ là gì & Hậu quả của nó mang lại cho cá nhân, tổ chức

Dư nợ là gì & Hậu quả của nó mang lại cho cá nhân, tổ chức

Bởi 24 tháng 07, 2024 - 03:59 (GMT +07)

Dư nợ có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với những ai đang vay vốn ngân hàng hoặc sử dụng thẻ tín dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về dư nợ là gì? Nhằm giúp các bạn có một cái nhìn cụ thể hơn về nợ tín dụng, mời các bạn cùng tìm hiểu qua một số thông tin dưới đây.

1. Các khái niệm liên quan đến dư nợ

1.1. Dư nợ là gì? 

Hiểu đơn giản thì nó chính là khoản nợ của khách hàng đối với ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng và khoản nợ này đã được thông qua các hợp đồng vay thế chấp, vay tín chấp,... trong đó có quy định rõ hạn phải trả nợ.

Nó còn có tên gọi tiếng Anh được viết là: Debt. Đây là một trong các chỉ tiêu để tính toán được Debt ratio

1.2. Tổng dư nợ là gì?

Tổng dư nợ trong tiếng Anh gọi Debit, là tổng số tiền mà người đi vay phải trả cho ngân hàng khi giao dịch vay vốn trước đó.

1.3. Dư nợ cho vay là gì?

Dư nợ cho vay là gì hay còn được gọi với cái tên là Outstanding Balance. Nó chính là số nợ của khách hàng đối với ngân hàng dựa trên số tiền gốc và tiền lãi phát sinh đã được quy định ở hợp đồng vay vốn trước đó. Nó có thể được phát sinh thông qua hợp đồng vay tiền trả góp hoặc thẻ tín dụng,...

1.4. Dư nợ ban đầu là gì?

Đây là số tiền mà khách hàng vay tính tại thời điểm đầu tiên khi giải ngân.

1.5. Dư nợ giảm dần là gì?

Dư nợ giảm dần là số khoản nợ còn lại sau khi lấy số nợ ban đầu trừ đi số tiền mà khách hàng đã trả cho ngân hàng.

1.6. Dư nợ tín dụng là g

Dư nợ tín dụng là gì là một khái niệm có phạm vi nhỏ hơn so với khái niệm dư nợ. Đối tượng của loại này là những khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng.

Dư nợ là gì và hậu quả của việc quá hạn có thể xảy ra 
Dư nợ là gì và hậu quả của việc quá hạn có thể xảy ra

     

2. Hậu quả của dư nợ quá hạn là gì?

 Quá hạn dư nợ nói chung sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả cho khách hàng, ví dụ như:

  • Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng vẫn chưa thanh toán tiền nợ cho ngân hàng thì khách hàng sẽ phải nộp một khoản phạt trả chậm với số tiền chiếm khoảng 5-6% số tiền mà khách hàng đang nợ ngân hàng. Không những thế, số tiền lãi quá hạn cũng thường cao hơn 1,5 lần so với lãi suất thông thường.
  • Khi khách hàng nợ quá hạn quá lâu thì sẽ rất có nguy cơ bị rơi vào nhóm nợ xấu. Điều này sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho khách hàng, cụ thể như sau: 
  • Khách hàng sẽ không thể vậy tiền mặt, vay tín chấp tiền mặt ở bất kỳ cơ quan ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nào uy tín, hợp pháp.
  • Không được tiếp tục sử dụng thẻ tín dụng.
  • Ngay cả khi khách hàng đã thanh toán đầy đủ khoản nợ bị quá hạn một thời gian dài thì khách hàng cũng mất một khoảng thời gian rất lâu để các tổ chức tài chính duyệt hồ sơ và cập nhật dữ liệu lên hệ thống thông tin tín dụng CIC.

3. Các loại dư nợ tín dụng ở thời điểm hiện tại

Hiện nay, dư nợ thẻ tín dụng thường được phân thành 5 nhóm như sau:

3.1. Nhóm đủ tiêu chuẩn

Đây là nhóm các khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi được cả gốc và lãi theo đúng thời hạn đã quy định trên hợp đồng, các khoản nợ đang trong thời hạn hoặc các khoản nợ đã quá hạn nhưng dưới 10 ngày.

3.2. Nhóm cần chú ý

Nhóm này bao gồm các khách hàng đang có khoản nợ bị quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

>>>XEM THÊM<<<

3.3. Nhóm dưới tiêu chuẩn

  • Đây là các khoản nợ bị quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại lần đầu.
  • Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không có đủ.

3.4. Nhóm nghi ngờ

  • Đây là các khoản nợ đã quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày. 
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2.

3.5. Nhóm có nguy cơ mất vốn

  • Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 3 trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hay đã bị quá hạn

cach-thanh-toan-du-no 
Một số cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng để tránh hậu quả của việc quá hạn

4. Cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng như thế nào?

Để hiểu hơn dư nợ là gì các bạn cần nắm bắt cách thanh toán của khoản nợ này để tránh rơi vào cảnh nợ xấu. Khi khách hàng muốn thanh toán có thể thực hiện theo 1 trong 4 cách sau đây:

  • Nộp tiền mặt tại quầy giao dịch. Đây là cách được rất nhiều khách hàng áp dụng vì nó an toàn và dễ dàng nhất.
  • Sử dụng Séc hoặc ủy nhiệm chi: Đây là hình thức khá phổ biến ở nước ngoài nhưng lại chưa được áp dụng nhiều tại Việt Nam.
  • Trích nợ tự động: Yêu cầu của thanh toán dư nợ theo cách này là khách hàng phải đăng ký chức năng trích nợ tự động và tài khoản trích nợ phải có đủ số tiền để thanh toán theo kỳ.
  • Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản liên ngân hàng: Với cách này, khách hàng có thể dễ dàng thanh toán tại cây ATM, qua internet Banking hoặc ra trực tiếp chi nhánh ngân hàng để chuyển khoản liên ngân hàng.

 
Cách tính dư nợ tín dụng để được miễn lãi trong 45 ngày

5. Một số lưu ý liên quan đến dư nợ tín dụng

Khách hàng nên lưu ý một số điều sau đây để tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra: 

  • Lựa chọn lãi suất quá hạn thẻ ưu đãi phù hợp.
  • Thanh toán dư nợ tín dụng đúng thời hạn.
  • Hạn chế rút tiền mặt từ thẻ tín dụng.
  • Nên chỉ tiêu hợp lý trong hạn mức chi trả.
  • Chỉ nên mở một thẻ tín dụng.
  • Bảo mật thẻ tín dụng, không cung cấp thông tin thẻ tín dụng cho bất kỳ ai.

Trên đây là những thông tin cơ bản cần nắm rõ về dư nợ là gì? Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn trong cuộc sống, đặc biệt là giúp cho các bạn biết được các cách để tránh vướng phải những điều không đáng có.

Tham khảo các bài tin tức khác của citinews tại: https://citinews.net/

Bình luận
Popup image default

Thông báo