Thanh toán TTR là gì & Quy trình thanh toán bằng phương thức TTR

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 09/04/2024 13 phút đọc

 

Trong bối cảnh nền kinh tế đang có xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa thì thanh toán quốc tế được xem là hoạt động không thể thiếu và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giao thương, mua bán cũng như phát triển kinh tế đất nước. Được xem là một trong những phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay, vậy TTR là gì ? Quy trình thanh toán TTR như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Phương thức TTR là gì?

TTR là phương thức chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn thường được sử dụng trong thanh toán L/C (thanh toán thư tín dụng). Vậy TTR trong tiếng Anh là gì? - TTR là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Telegraphic Transfer Reimbursement.

Phương thức thanh toán TTR là gì?
Phương thức thanh toán TTR là gì?

Khi trong thư tín dụng L/C có điều khoản quy định cho phép Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sau khi đã xác minh, kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, phù hợp với những điều kiện được quy định trong L/C thì được phép điện đòi tiền hoặc có công văn yêu cầu Ngân hàng mở L/C hay một Ngân hàng chỉ định trong thư tín dụng quyết toán ngay lập tức.

2. Sơ lược đôi nét về phương thức chuyển tiền bằng điện TT

Để hiểu rõ hơn về khái niệm TTR là gì? Thì qua đây là những đôi nét cơ bản về phương thức chuyển tiền bằng điện TT.

TTR thường hay bị nhầm lẫn phương thức thanh toán TT do cùng được hiểu là phương thức điện chuyển tiền. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là hai phương thức thanh toán hoàn toàn khác nhau.

Chuyển tiền bằng điện TT được biết đến là một phương thức thanh toán quốc tế thuộc hình thức thanh toán tín dụng  By remittance – By transfer.. Theo đó, bên mua hàng sẽ yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất cho bên bán hàng bằng phương tiện chuyển tiền (điện Swift/telex).

Tuy nhiên, cách thức giao dịch của phương thức thanh toán này khá đơn giản nên thường chỉ được áp dụng đối với những hợp đồng có giá trị nhỏ đồng thời hai bên đối tác đã có sự tin tưởng cũng như thời gian mua bán lâu dài.

>>XEM THÊM<<

3. Mối liên hệ giữa TT và TTR là gì?

Trong L/C cũng có thể có hai hình thức thanh toán đó là TT và TTR. Đó là khi xảy ra chi trả tín dụng L/C hợp nhất với TT. Trong đó:

TT sử dụng trong L/C khi:

  • Trường hợp thứ nhất, bên phía ngân hàng mở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C để giải quyết cho bên xuất khẩu khi ngân hàng quyết định từ điện đòi tiền. Tuy nhiên, điều kiện ở đây là bộ chứng từ phải được xác minh hợp lệ. Với trường hợp này, nhà xuất khẩu sẽ không chọn chiết khấu bộ chứng từ.
  • Trường hợp thứ hai là khi ngân hàng mở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C cho ngân hàng chiết khấu nhưng với điều kiện ngân hàng phải nhận được bộ chứng từ đúng đồng thời phía ngân hàng chiết khấu cũng điện đòi tiền. Lúc này nhà xuất khẩu sẽ chọn chiết khấu truy đòi bộ chứng từ.

TT trở thành TTR khi:

Trong một số trường hợp nhất định TT cũng được hiểu như TTR và được sử dụng trong L/C. Đó là khi bên phía ngân hàng mở L/C thanh toán cho ngân hàng chiết khấu nhưng chỉ khi đã nhận được điện đòi tiền từ bên ngân hàng chiết khấu. Lúc này bộ chứng từ không cần bắt buộc phải tới trước. Trong khi đó nhà xuất khẩu cũng chọn chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ.

4. Sự khác biệt giữa TT và TTR là gì?

Về hình thức, TT và TTR đều là phương thức thanh toán dùng điện trả tiền. Tuy nhiên, xét về bản chất thì đây là hai phương thức thanh toán hoàn toàn khác biệt. Vậy sự khác biệt giữa TT và TTR là gì? nó nằm ở điểm nào?

Cụ thể điểm khác nhau đó như sau:

TT là một phương thức thanh toán quốc tế chuyển tiền bằng điện độc lập và không có mối liên quan bất kỳ nào đối với các phương thức thanh toán khác. Với TT, người mua sẽ ra ngân hàng thực hiện lệnh chuyển tiền đến bên bán bằng hai hình thức đó là: chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả ngay hoặc trả sau.

Còn TTR là một hình thức thanh toán nằm trong phương thức thanh toán L/C. Nếu L/C cho phép TTR, bên phía xuất nhập khẩu chỉ cần cung cấp bộ chứng từ hợp lý theo quy định của pháp luật do ngân hàng thông báo sẽ được quyết toán ngay lập tức. Số tiền sẽ được hoàn trả trong vòng 36 tiếng đồng hồ, bộ chứng từ được trả sau.

Nếu L/C không cho phép TTR, phía xuất khẩu cần đợi chứng từ được gửi đến ngân hàng phát hành để xác minh và cần thêm 7 ngày nữa để biết chính xác có được thanh toán hay không.

Điểm khác nhau giữa TT và TTR là gì?
Điểm khác nhau giữa TT và TTR là gì?

5. Quy trình thanh toán bằng phương thức T/T, TTR

Tuy là hai phương thức thanh toán hoàn toàn khác nhau về bản chất nhưng quy trình thanh toán bằng TT, TTR về cơ bản đều có những bước như sau:

  • Bước 1: Bên xuất khẩu sẽ chuyển hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho bên nhập khẩu.
  • Bước 2: Sau khi bên nhập khẩu đã kiểm tra hàng hóa hoặc bộ chứng từ xong, nếu phù hợp với yêu cầu và thỏa thuận của hai bên sẽ lập thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ.
  • Bước 3: Bên ngân hàng chuyển tiền sẽ lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý hay chi nhánh – ngân hàng trả tiền.
  • Bước 4: Bên ngân hàng trả tiền sẽ thanh toán cho người thụ hưởng.

Những lưu ý khi thanh toán bằng TT, TTR

Quy trình thanh toán bằng TT, TTR nhìn chung không quá phức tạp. Tuy nhiên, khi thanh toán bằng các phương thức này, cần lưu ý những điều sau:

  • Đối với phương thức thanh toán TTR trả sau, bên nhập khẩu chỉ thanh toán khi đã nhận đủ hàng kèm theo bộ chứng từ gốc và tờ khai hải quan.
  • Bên xuất khẩu có trách nhiệm mang bộ chứng từ gốc đi sao y thành một bản khác và chủ động gửi kèm theo lệnh chuyển tiền đồng thời gửi lại cho phía ngân hàng để ngân hàng thực hiện thanh toán bằng cách chuyển khoản.
  • Phía bên mua cần đảm bảo có đủ số tiền trong tài khoản để thanh toán theo hoá đơn thương mại.
  • Khi hoàn tất thủ tục thanh toán bằng TT và TTR cần giữ lại một lệnh chuyển tiền và một điện chuyển tiền có dấu mộc của phía ngân hàng kèm theo bộ chứng gốc để tránh rắc rối về sau.

Trên đây là những lý giải chi tiết về thông tin TTR là gì? Cũng như quy trình để thanh toán bằng TTR. Citinews hy vọng bài viết trên mang lại những thông tin hữu ích giúp công việc của bạn suôn sẻ và thuận lợi hơn.

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước Lãi suất chiết khấu là gì & Các yếu tố ảnh hưởn đến lãi suất này

Lãi suất chiết khấu là gì & Các yếu tố ảnh hưởn đến lãi suất này

Bài viết tiếp theo

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo