Biên lợi nhuận là gì & Công thức tính biên lợi nhuận chính xác nhất

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 09/04/2024 17 phút đọc

Bất kì một công ty hay doanh nghiệp nào khi đầu tư kinh doanh đều với một mục đích duy nhất là tạo ra lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để có thể đánh giá một cách chính xác và đúng đắn về hiệu suất và thực tế lợi nhuận của một doanh nghiệp hay một công ty? Cách tốt nhất là dùng tính toán biên lợi nhuận. Vậy Profit margin là gì? Nó có ý nghĩa và đặc điểm như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua một số nội dung trong bài viết dưới đây.

1. Profit Margin là gì?

Thuật ngữ này còn được gọi với cái tên biên lợi nhuận được định nghĩa là tỷ lệ nhận được bằng cách lấy thu nhập hoặc lợi nhuận ròng chia cho tổng doanh thu. Nói một cách dễ hiểu hơn, nó cũng có thể được hiểu là tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận ròng hay tỷ suất lợi nhuận ròng và nó chính là thước đo khả năng sinh lời. Chỉ số này sẽ cho chúng ta biết một đồng doanh thu thu về sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập.

Để hiểu rõ hơn biên lợi nhuận là gì? Thì hiện nay có 3 loại phổ biến đó là:

  • Biên độ lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)
  • Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin)
  • Biện lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)
  • Biên độ lợi nhuận trước thuế (Earnings Before TAX)
Những điều cần biết về chỉ số biên độ lợi nhuận
Những điều cần biết về chỉ số biên độ lợi nhuận
     

2. Ý nghĩa trong kinh doanh của Profit Margin là gì?

Chỉ số biên lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn với các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Vậy ý nghĩa to lớn của biên độ lợi nhuận là gì? - Cụ thể như sau:

  • Kết quả tính toán chỉ số này sẽ cho các doanh nghiệp biết được khả năng sinh lời của sản phẩm. Khi biên độ càng lớn thì thì có nghĩa là lợi nhuận thu được từ sản phẩm này càng cao.
  • Nếu chỉ số thấp thì nó cũng có nghĩa là biên độ an toàn thấp, đồng nghĩa với lợi nhuận mà sản phẩm đem lại cũng thấp và nó sẽ kéo theo doanh số bán hàng bị giảm, thậm chí có thể dẫn đến bị thua lỗ và phá sản. 
  • Mặt khác, chỉ số biên lợi nhuận cũng có thể được hiểu là mức chênh lệch của giá bán so với tổng chi phí cho nó. Chính vì thế, nó thường được dùng để so sánh trong nội bộ bởi vì chỉ có doanh nghiệp đang bán ra sản phẩm mới có thể biết được rõ chi phí sản xuất ra sản phẩm và chi phí chi tiêu của sản phẩm là bao nhiêu.
  • Đối với mỗi một doanh nghiệp có quy mô, định hướng và chiến lược khác nhau thì chỉ số cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, việc so sánh giữa hai doanh nghiệp lúc này không có nhiều ý nghĩa vì nó không thể giúp đưa ra một nhận xét chính xác và hữu ích được.

>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM<<

3. Cách tính Profit Margin mới nhất và chính xác nhất

3.1. Công thức tính biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)

Để tính được chỉ số biên độ lợi nhuận gộp, người ta cũng tính giống như công thức tính thông thường, chỉ khác là nó chỉ áp dụng cho một dòng sản phẩm cụ thể:

Biên lợi nhuận gộp = Doanh thu (đã trừ thuế) - Chi phí nguyên vật liệu (đã trừ thuế)

Lợi nhuận gộp cận biên = (Lợi nhuận gộp / Doanh thu bán hàng) x 100%

Ví dụ: Doanh nghiệp A bán được tổng doanh số là 16 tỷ đồng và tổng chi phí là 12 tỷ đồng, như vậy:

  • Biên lợi nhuận gộp = 16 tỷ - 12 tỷ = 4 tỷ
  • Lợi nhuận gộp cận biên = (4 tỷ/16 tỷ) x 100% = 25%

Có thể thấy rằng, nó thường được áp dụng cho một sản phẩm cụ thể hơn là áp dụng cho cả một doanh nghiệp. Đồng thời giúp bộ phận điều hành của doanh nghiệp sẽ có những chiến lược điều chỉnh giá sao cho phù hợp hơn.


Cách tính biên độ lợi nhuận chính xác nhất

3.2. Công thức tính biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin)

Chúng ta có thể dễ dàng tính ta có thể áp dụng theo công thức như sau:

Hệ số biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

Ví dụ: Tổng doanh thu của doanh nghiệp B là 150 tỷ đồng, tổng chi phí là 75 tỷ đồng thì biên lợi nhuận ròng sẽ là 75 tỷ đồng.

Lợi nhuận ròng cận biên = (75 tỷ đồng/150 tỷ đồng) x 100% = 50%

Có thể thấy được rằng, khi chỉ số này càng cao thì tỷ lệ sinh lời cũng càng cao và rủi ro càng thấp. Ngược lại, khi nó càng thấp thì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang có chiến lược kinh doanh không phù hợp, cần phải thay đổi lại chiến lược hoặc xem xét tổng chi phí sản xuất,.. để tìm ra cách tối ưu, như vậy mới có thể giúp doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro.

Như vậy, có thể thấy được rằng, so với biên độ lợi nhuận gộp thì chỉ số biên độ lợi nhuận ròng có ý nghĩa bao quát hơn và có thể giúp cho doanh nghiệp xác định được lợi nhuận cũng như khả năng sinh lãi của toàn bộ doanh nghiệp.

Các con số khi đưa vào tính toán biên độ lợi nhuận ròng là doanh thu và chi phí sản xuất tổng thể của toàn bộ doanh nghiệp thay vì chỉ là một mặt hàng cụ thể giống như khi tính toán biên lợi nhuận gộp.

>>>XEM THÊM<<<

3.3. Công thức tính biên lợi nhuận hạt động (Operating Profit Margin)

Công thức tính Operating Profit Margin hoạt động như sau:

Biên lợi nhuận hoạt động = EBIT (Lợi nhuận trước thuế)/Doanh thu

Ví dụ: Nếu một donh nghiệp có doanh thu là 2 triệu USD; giá vốn hàng bán là 700.000 USD và chi phí quản lý là 500.000 USD. Như vậy có thể tính biên độ lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp đó như sau:

  • Thu nhập hoạt động cảu doanh nghiệp = 2.000.000 USD – (700.000 USD+ 500.000 USD) = 800.000 USD
  • Biên lợi nhuận hoạt động = 800.000 USD / 2.000.000 USD = 40%.

Nếu doanh nghiệp có thể thương lượng giá tốt hơn nữa đối với các nhà cung cấp, giảm giá vốn hàng bán xuống còn 500.000 USD, thì biên độ lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp sẽ được cải thiện lên 50%. Từ đây, ta có thể thể xác định được biên lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý cho từng ngành hàng, từng doanh nghiệp.

3.4. Công thức tính biên lợi nhuận trước thuế (Pre-Tax Profit Margin)

Công thức tính của loại này cụ thể như sau:

Hệ số biên lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu

Ví dụ: Một doanh nghiệp có lợi nhuận gộp hàng năm là 100 tỷ VNĐ và chi phí hoạt động của doanh nghiệp là 50 tỷ VNĐ, chi phí lãi vay là 10 tỷ và tổng doanh thu là 500 tỷ VNĐ. Để tính được Pre-Tax Profit Margin phải làm từng bước như sau:

  • Thu nhập trước thuế = lợi nhuận gộp - tổng chi phí = 100 tỷ VNĐ - 50 tỷ VNĐ - 10 tỷ VNĐ = 40 tỷ VNĐ.
  • Biên lợi nhuận trước thuế =  Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu = 40 tỷ VNĐ/500 tỷ VNĐ = 8%

Vậy doanh nghiệp này sẽ có biên độ lợi nhuận trước thuế là 8% trên 1 năm.

Qua những nội dung về biên lợi nhuận là gì? quý bạn đã nắm rõ những đặc điểm cơ bản nhất về chỉ số này. Và sau đây, citinews xin được đưa ra một số lưu ý khi nhắc đến chỉ số biên độ lợi nhuận.

>>BÀI VIẾT LIÊN QUAN<<

4. Những lý do mà doanh nghiệp nên xem xét Profit Margin

Bất kỳ một doanh nghiệp hay công ty nào cũng nên xem xét đến chỉ số này vì qua chỉ số này các nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp có thể nhìn rõ hơn, sâu hơn về hiệu suất quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó chỉ có thể cho chúng ta biết được số tiền mà công ty kiếm được từ tổng doanh thu hoặc tổng doanh số.

Nói một cách dễ hiểu hơn, chỉ số này được thể hiện dưới dạng tỷ lệ hoặc % doanh số bán hàng và nó sẽ cho phép các nhà đầu tư so sánh về khả năng sinh lời của các công ty khác nhau. Tuy nhiên, thu nhập ròng là giá trị tuyệt đối nên không thể có sự so sánh được.

Để có thể hiểu rõ hơn lý do vì sao các doanh nghiệp cần phải xem xét biên lợi nhuận, các bạn có thể xem ví dụ cụ thể sau đây:

Ví dụ: Một công ty C có thu nhập ròng là 749 tỷ đồng hàng năm, doanh số bán hàng khoảng 11.5 tỷ đồng trong năm trước. Công ty có đối thủ cạnh tranh là công ty A với thu nhập ròng là 990 tỷ đồng và doanh số bán hàng đạt 19.9 tỷ đồng. Như vậy, qua các con số này chúng ta thấy được công ty A đã thu được nhiều tiền hơn so với công ty C.

Tuy nhiên, những con số này lại không thể cho bạn biết được khả năng sinh lời giữa hai công ty này có sự khác nhau ra sao.

Những điều cần biết về chỉ số biên độ lợi nhuận
Những điều cần biết về chỉ số biên độ lợi nhuận

5. Những lưu ý về Profit Margin mà doanh nghiệp cần nắm chắc

Như đã nói ở trên, biên lợi nhuận chỉ có thể đánh giá được mức độ sinh lời khi hoàn thành một sản phẩm chứ nó không thể đánh giá được lợi nhuận chung của toàn doanh nghiệp.

Chính vì vậy, nếu lợi nhuận của một sản phẩm sau khi sinh ra làm giảm đi lợi nhuận chung của doanh nghiệp thì điều đó có nghĩa là sản phẩm này không còn đảm bảo được tính hiệu quả trong kinh doanh và việc nên ngừng sản xuất sản phẩm đó là điều mà doanh nghiệp nên làm.

Ngoài ra, nó cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây:

  • Chi phí vật tư nguyên liệu
  • Chi phí nhân công
  • Lãi vay phát sinh
  • Thuế

Trên đây là những thông tin cơ bản về Profit margin là gì? Citinews.net hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thế nào là biên lợi nhuận cũng như đặc điểm và cách tính để thông qua đó có thể đưa ra được những phương án phù hợp phát triển doanh nghiệp của mình.

 

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước Lãi suất điều chỉnh là gì & những đặc điểm cơ bản

Lãi suất điều chỉnh là gì & những đặc điểm cơ bản

Bài viết tiếp theo

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo