Tìm hiểu về chỉ số IRR trong đầu tư và kinh doanh

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 10/04/2024 13 phút đọc

 

Trong kinh doanh, việc dùng các chỉ số tài chính để đánh giá tình hình hoạt động cũng như phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp là một phương pháp rất quen thuộc và phổ biến đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Có hàng trăm chỉ số mà các nhà đầu tư cũng như chủ doanh nghiệp cần quan tâm.

Mỗi chỉ số có một vai trò và ý nghĩa riêng đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá tính hiệu quả một dự án hay một phương án đầu tư không thể không nhắc đến IRR. Vậy chỉ số IRR là gì? Chỉ số này có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong kinh doanh của doanh nghiệp? Tìm hiểu ngay nhé!

1. Khái niệm chỉ số IRR là gì?

Chỉ số này còn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp được sử dụng để thành lập ngân sách cũng như đo lường, so sánh các lợi nhuận đầu tư.

Hay nói cách khác, đây chính là tỷ lệ hoàn vốn của các nhà đầu tư khi họ xuống tiền vào bất kỳ lĩnh vực nào thì đều phải nhận về hiệu quả kinh doanh như mong đợi hoặc là tỷ lệ lãi suất mà doanh nghiệp phải đạt được để hoà vốn khi đầu tư vào vốn mới.

IRR loại trừ các yếu tố và điều kiện của thị trường như: lãi suất, lạm phát, các tỷ lệ khác trong nền kinh tế,... Nó chỉ liên quan trực tiếp đến khoản lợi nhuận của các nhà đầu tư nhận được sau mỗi thương vụ đầu tư.

IRR (Internal Rate of Return) là chỉ số gì?
IRR (Internal Rate of Return) là chỉ số gì?

2. Ý nghĩa và vai trò của chỉ số IRR là gì?

IRR được xem là một chỉ số mà bất cứ nhà đầu tư kinh doanh nào cũng không nên bỏ qua. Nó mang đến rất nhiều ý nghĩa và vai trò quan trọng trong đánh giá đầu tư. Cụ thể:

2.1. Ý nghĩa của IIR

Chỉ số IRR ví như một công cụ đánh giá và phân tích rất tốt về khả năng sinh lời của các khoản dự án đầu tư tiềm năng.

Nếu chỉ số này cao thì khả năng triển khai được của dự án đó càng cao. Mặt khác, nếu chỉ số này càng thấp thì tính khả thi của dự án càng thấp.

Không những vậy, chỉ số này còn dùng để đo lường và sắp xếp thứ tự các dự án theo triển vọng. Từ đây, nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định nên đầu tư các dự án nào trước, các dự án nào nên xem xét lại trước khi đầu tư. Còn nếu các dự án có chỉ số IRR bằng nhau thì đây mà một tiêu chí để giúp các nhà đầu tư xem xét đánh giá dự án.

>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM<<

2.2. Vai trò của chỉ số IRR là gì?

Đây là một chỉ số voo cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp. Nhất là đối với doanh nghiệp trong thời gian phát triển. Nó có thể phân tích, đánh giá về tính khả thi của dự án. Dự án có sinh lời hay lỗ vốn thì IRR có thể đưa ra lời khuyên. Cụ thể, vai trò của IRR đối với doanh nghiệp như sau:

  • Dự án có IRR lớn hơn tỷ lệ giới hạn định mức khả thi tài chính
  • Với các dự án là tỷ lệ khả thi không cao có thể lựa chọn dự án có tỷ lệ IRR cao nhất.

3. Công thức tính IRR như thế nào?

Chỉ số IRR được biểu hiện bằng mức lãi suất. Nó được tính bằng cách cân bằng tổng giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai trừ đi khoản đầu tư ban đầu bằng 0. Ta có cách tính IRR của dự án như sau:

image-20220405150301-1

Trong đó:

  • t là thời gian tính dòng tiền
  • n là tổng thời gian thực hiện dự án
  • r là tỷ lệ chiết khấu
  • Ct là dòng tiền thuần tại thời gian t
  • C0 là chi phí ban đầu để thực hiện dự án
  • NPV: Giá trị hiện tại ròng

4. Cách tính chỉ số IRR trong Exel nhưu thế nào?

Ngày nay, để tiện lợi hơn trong việc tính toán thì Công thức tính chỉ số IRR cuảng được xuất hiện trong bảng tính Exel với cú pháp hàm tính như sau:

=IRR(values, [guess])

Trong đó:

  • Values (bắt buộc): Một mảng hoặc tham chiếu được lựa chọn chứa những số muốn tính toán tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR
  • Guess (Tùy chọn): Điền một con số mà bạn ước tính là gần với kết quả của IRR.

5. Ưu - Nhược điểm của chỉ số IRR là gì?

Bất kể chỉ số tài chính hay phương pháp tính toán nào thì cũng tồn tại những ưu nhược điểm nhất định. IRR cũng không phải là một ngoại lệ. Dù được sử dụng nhiều để phân tích cũng như đánh giá mức độ khả thi của một dự án đầu tư kinh doanh nhưng IRR vẫn có những mặt hạn chế nhất định bên cạnh ưu điểm của nó. Cụ thể:

5.1. Ưu điểm của chỉ số IRR

  •  Đánh giá khá chính xác khả năng sinh lời của một dự án đầu tư.
  • Cách tính toán IRR khá đơn giản, dễ dàng và không quá phức tạp, không phụ thuộc vào chi phí vốn nên rất thuận lợi cho việc so sánh cơ hội đầu tư.
  • IRR có thể cho biết lãi suất tối đa mà doanh nghiệp chủ dự án đầu tư có thể chấp nhận được, từ đó các nhà đầu tư có thể đưa ra chiến lược hiệu quả cho việc định mức lãi suất phù hợp.

>>>XEM THÊM<<<

5.2. Nhược điểm của chỉ số IRR

  • Chỉ số IRR không thể đánh giá hết sự thành công của một dự án. Để đánh giá còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Chỉ số này không thể đo lường một cách tuyệt đối. Nên nếu quá lạm dụng nó, các nhà đầu tư có thể bỏ qua các nguồn sinh lời rất lớn.
  • Chỉ số IRR phụ thuộc vào giá trị hiện tại thuần NPV cho nên nếu NPV không ổn định hoặc bị thêm nhiều lần thì chỉ số IRR cũng không thể chính xác. Dẫn đến các đánh giá của IRR trở nên sai lệch.
  • Chỉ số IRR còn bị ảnh hưởng do yếu tố thời gian triển khai của dự án. Ví dụ: một dự án có thời gian ngắn và tính được IRR cao nên dự án này được đánh giá khả thi và khả năng sinh lời lớn. Nhưng trên thực tế, cũng có thể có NPV của dự án này thấp.
     
Ứng dụng IRR và mối quan hệ của nó với NPV là gì?
Ứng dụng IRR và mối quan hệ của nó với NPV là gì?
     

6. Cách ứng dụng IRR vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp

IRR mang đến nhiều ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với các nhà đầu tư kinh doanh. Vì thế nó cũng được ứng dụng vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để thông qua đó, các nhà quản trị có thể so sánh, đánh giá được các khoản đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn.

Chỉ số IRR cũng được các nhà đầu tư ứng dụng để tính lợi tức kỳ vọng khi mua cổ phiếu. Đồng thời, từ chỉ số này, các nhà đầu tư hay quản trị doanh nghiệp cũng có thể cân bằng rủi ro và lợi ích khi mua bất động sản.

Như vậy bài viết trên đã giúp các bạn đi tìm lời đáp cho câu hỏi chỉ số IRR là gì? cũng như những ưu nhược điểm của chỉ số này. Hy vọng bài viết trên mang đến những thông tin giúp quý bạn nắm chắc về chỉ số IRR để áp dụng trong các lĩnh vực đầu tư của mình. Sau đây, Citinews.net chúc quý bạn luôn được thành công và may mắn trong chặn đường sắp tới.

 

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước Thông tin tín dụng CIC là gì & Một số cách kiểm tra CIC cá nhân

Thông tin tín dụng CIC là gì & Một số cách kiểm tra CIC cá nhân

Bài viết tiếp theo

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo