Chỉ số VN30 là gì & Cách xác định, ý nghĩa của chỉ số VN30 Index

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 24/11/2023 22 phút đọc

 

Được biết đến là một trong những chỉ số chứng khoán quan trọng nhất tại thị trường cổ phiếu trong nước. VN30 luôn là sự quan tâm hàng đầu của giới đầu tư khi quyết định mua vào hay bán ra mã cổ phiếu mà mình đang quan tâm. Vậy chỉ số VN30 là gì? Cách tính VN30 như thế nào? Tại sao cần phải quan tâm tới nó? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

1. Những điều cần biết về VN30

1.1. Chỉ số VN30 là gì?

VN30 là một chỉ số chứng khoán được thành lập bởi Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) và được đưa vào sử dụng bắt đầu từ ngày 06/02/2012.

Nó bao gồm 30 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn cũng như có tính thanh khoản cao nhất được niêm yết trên sàn HSX. Cụ thể, giá trị của 30 nhóm cổ phiếu này chiếm đến 80% giá trị vốn hoá của thị trường và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.

1.2. Những thông tin cơ bản của VN 30

Được đặt tên đúng chuẩn đặt tên của bộ chỉ số chứng khoán quốc tế. Chỉ số này bao gồm những thông tin chính như sau:

  • Ký hiệu: VN30
  • Ngày cơ sở: 02/01/2009
  • Giá trị chỉ số cơ sở: 313.34
  • Loại chỉ số: chỉ số giá
  • Số lượng cổ phiếu thành phần: 30 cổ phiếu (đáp ứng đủ tiêu chí sàng lọc dựa trên chính khái niệm chỉ số VN30 là gì) + 5 Cổ phiếu dự phòng
  • Kỳ điều chỉnh: tháng 1 và tháng 7 hàng năm (bán niên): Ngày thay đổi là ngày Thứ 2 của Tuần thứ 4 của tháng 1 (Kỳ 1 của năm) hoặc Tháng 7 trong năm (Kỳ 2 của năm).
  • Ngày lấy Dữ liệu để xem xét thay đổi cơ cấu danh mục: Ngày giao dịch cuối cùng của Tháng 6 (Kỳ 1 của Năm) và Tháng 12 (Kỳ 2 của Năm).
  • Ngày Công bố Thông tin của HSX về việc thay đổi Danh mục Chỉ số VN30 kỳ mới: ít nhất trước 1 tuần so với Ngày thay đổi Cơ cấu Danh mục – Ngày Thứ 2 của Tuần thứ 4 của Tháng 1 hoặc Tháng 7 hàng năm.
  • Kỳ điều chỉnh hệ số chia và tỷ lệ free-float: vào tháng 1, 4,7,10 hàng năm (theo quý).
  • Tần suất tính toán: 5 giây/lần.

1.3. Công thức tính VN30 – Index

VN Index 30 được xây dựng dựa trên 3 tiêu chí cơ bản đó là: Giá trị vốn hóa thị trường, tỷ lệ loại trừ free-float và khối lượng giao dịch. 

Để tính toán chỉ số này, ta sử dụng công thức sau:

VN30 – INDEX = CMV/BMV

CMV = ΣiN x 100 = 1P1iQ1if1ic1i

BMV = ΣNi = 1P0iQ0if0ic0i

Trong đó:

CMV: giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm hiện tại.

BMV: giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm cơ sở.

P1i: Mức giá của cổ phiếu tại thời điểm hiện tại.

Q1i: Số lượng cổ phiếu ở thời điểm hiện tại.

P0i: Mức giá của các cổ phiếu ở thời điểm cơ sở.

Q0i: Khối lượng cổ phiếu ở thời điểm cơ sở.

f1i: Tỷ lệ cổ phiếu tự do (free - float ) trên thị trường.

C1i: Hệ số cho thấy tỷ trọng giới hạn vốn hóa của cổ phiếu i. Giới hạn này không vượt quá 10%.

1.4. Ý nghĩa của VN 30 trong chứng khoán là gì?

Đúng theo khái niệm chỉ số VN30 là gì, khi theo dõi VN 30 bạn sẽ nhận được rất nhiều thông tin quan trọng khi đầu tư. Cụ thể:

1.4.1. Mô tả các doanh nghiệp đầu ngành ở các lĩnh vực khác nhau

VN 30 chỉ bao gồm 30 cổ phiếu tốt nhất của sàn HSX. Hay nói cách khác, để lọt vào danh sách cổ phiếu VN30, các doanh nghiệp buộc phải đáp ứng đủ tiêu chí là dẫn đầu thị trường về vốn hóa, thanh khoản, độ minh bạch và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Bởi vậy, ngoài thế mạnh về tài chính, muốn lọt top 30 các doanh nghiệp còn phải được đánh giá cao về mặt quản trị so với mặt bằng chung. Đây cũng là cách để các nhà đầu tư nhận biết được các doanh nghiệp đầu ngành ở các lĩnh vực khác nhau.

1.4.2. Mô tả sự quan tâm của các khối đầu tư dành cho các lĩnh vực trọng điểm

Tài chính của doanh nghiệp biến động đồng nghĩa với rổ VN30 luôn biến đổi và cập nhật liên tục. Vì vậy khi một cổ phiếu nằm trong rổ có tín hiệu giảm tính thanh khoản thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhóm vốn đầu tư cổ phiếu bị dịch chuyển đầu tư sang các lĩnh vực khác hoặc các nhóm các mã cổ phiếu cùng ngành khác.

1.4.3. Mô tả hiệu xuất các cổ phiếu có lượng thanh khoản và giá trị vốn hóa cao

VN30 bao gồm các doanh nghiệp dẫn đầu về giá trị vốn hóa và có tính thanh khoản cao nên danh sách VN30 gồm những cổ phiếu nào thường có sức hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư khối ngoại hay nhà đầu tư có gia vị dài hạn.

2. Tiêu chuẩn và phương pháp chọn cổ phiếu vào rổ 

Được xem là đầu tàu của thị trường chung nên tiêu chuẩn và phương pháp chọn cổ phiếu vào nhóm VN30 là gì cũng tương đối khắt khe. Cụ thể:

2.1. Tiêu chuẩn chọn lọc

Để xét duyệt vào rổ chỉ số VN30, trước tiên các cổ phiếu cần phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chí sau đây:

  • Không nằm trong diện cảnh báo hoặc trong trường hợp bị kiểm soát, tạm ngừng giao dịch. Các cổ phiếu này phải có thời gian niêm yết trên sàn HOSE tối thiểu là 6 tháng. Đối với các cổ phiếu nằm trong top 5 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường thì thời gian niêm yết tối thiểu là 3 tháng.
  • Mức thanh khoản của cổ phiếu phải đạt được là lớn hơn hoặc bằng 0.05% tổng khối lượng cổ phiếu. Nếu các cổ phiếu đã từng được lọt vào VN30 trước đó thì cho phép mức thanh khoản từ 0.04% trở lên.
  • Tỷ lệ tự do chuyển nhượng của các cổ phiếu phải từ 10% trở lên. Đối với 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường thì tỉ lệ này là từ 5% trở lên.
  • Giới hạn tỷ trọng vốn hóa của mã cổ phiếu không được phép vượt quá 10%.

Chỉ số VN30 là gì?
Chỉ số VN30 là gì?

2.2. Phương pháp sắp xếp vào rổ VN30

Sau khi chọn lọc được VN30 gồm những mã nào, người ta sẽ sắp xếp chúng vào rổ bằng phương pháp như sau:

  • Sắp xếp theo thứ tự giảm dần về giá trị vốn hóa. Nếu có hai cổ phiếu cùng giá trị vốn hóa thì vị trí của các cổ phiếu sẽ được sắp xếp theo ưu tiên giá trị giao dịch.
  • Các cổ phiếu chắc chắn lọt vào rổ sẽ là các cổ phiếu có vị trí từ 1 - 20. Đối với 10 vị trí còn lại sẽ ưu tiên các cổ phiếu đã có trong rổ VN 30 từ trước, sau đó mới xét đến các cổ phiếu mới.
  • Sau khi chọn được 30 mã cổ phiếu nằm trong rổ sẽ tiếp tục chọn 5 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất nhưng chưa được chọn để đưa vào danh mục dự phòng. Trong trường hợp cổ phiếu chính thức bị loại khỏi rổ VN 30 thì các cổ phiếu dự phòng sẽ được xét để thay thế.

3. Các bước sàng lọc cổ phiếu vào nhóm VN30

Theo định kỳ, cứ 6 tháng một lần, nhóm cổ phiếu VN30 sẽ được sàng lọc lại một lần nhằm loại bỏ những cổ phiếu không còn đáp ứng đủ yêu cầu và thay vào những cổ phiếu có chất lượng hơn.

Việc sàng lọc này sẽ được thực hiện với 4 bước như sau:

Bước 1. Thực hiện sàng lọc giá trị vốn hóa

Các cổ phiếu thỏa mãn điều kiện của nhóm VN30 sẽ được xếp cùng vào một nhóm. Trong đó sẽ chọn ra 50 nhóm cổ phiếu sở hữu giá trị vốn hóa cao nhất và sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Từ 50 nhóm cổ phiếu này, người ta sẽ dựa vào giá trị vốn hóa để chọn ra nhóm 30 cổ phiếu tốt nhất.

Bước 2. Tiến hành sàng lọc free-float

Tỷ lệ free-float cho biết khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng so với khối lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng để tính toán chỉ số VN30.

Theo đó, những cổ phiếu có tỷ lệ free-float ít hơn hoặc bằng 5% sẽ được đánh giá là những cổ phiếu không đạt yêu cầu. Để có cơ hội lọt vào rổ VN30 cổ phiếu cần phải có tỷ lệ free-float lớn hơn 5%.

Bước 3. Thực hiện sàng lọc về tính thanh khoản

Sau khi đã được sàng lọc về giá trị vốn hóa và tỷ lệ free-float, các cổ phiếu còn lại sẽ được tiếp tục sàng lọc về tính thanh khoản. Các cổ phiếu này sẽ được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về giá trị giao dịch hàng ngày bình quân trong 06 tháng gần nhất.

Bước 4. Công bố danh sách VN30 mới

So với việc xác định chỉ số VN30 là gì, việc tìm ra nhóm VN phức tạp và tốn rất nhiều thời gian. Sau khi sàng lọc theo 3 bước trên, HSX họp hội đồng chỉ số để xem xét lần cuối cùng trước khi công bố rổ chỉ số mới một tuần trước ngày bắt đầu giao dịch rổ chỉ số mới.

4. Tại sao cần đến chỉ số VN30 khi đã có VN-Index?

VN - Index là một chỉ số chứng khoán đã được đưa vào sử dụng từ lâu. Chỉ số chứng khoán này cũng thể hiện những ưu điểm nhất định trong việc đánh giá khả năng tăng, giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam. 

Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại những hạn chế nhất định và có những sai sót bởi phương pháp tính toán của chỉ số.

Sự ra đời của VN30 được xem như là một giải pháp bình hòa và có tính chất khắc phục được những nhược điểm cơ bản của VN - Index như: 

  •  Giá trị vốn hóa của cấu phần chỉ số VN30 được tính dựa trên khối lượng cổ phiếu thực sự tự do lưu hành trên thị trường, nên có thể loại trừ được các cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định. Đồng thời cách tính này cũng giúp loại trừ cả những đối tượng ít có khả năng giao dịch như cổ đông thuộc HĐQT, BTGĐ, BKS và tổ chức có liên quan của công ty, cổ đông nhà nước nắm giữ, cổ đông chiến lược…
  • Hạn chế sự ảnh hưởng quá mức của những cấu phần có tỷ trọng quá cao bằng cách tính đến giới hạn tỷ trọng vốn hóa không vượt quá 10%.
  • Phản ánh tốt nhất mối quan hệ giữa cung và cầu cổ phiếu. Từ đó khẳng định rõ giá trị của chỉ số VN30 là gì trong mắt các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp đang lên sàn chứng khoán.

>>CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT<<

5. Danh sách các công ty trong rổ VN30

Dưới đây là danh sách các công ty có cổ phiếu nằm trong rổ VN30 được cập nhật mới nhất:

  1. BID: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
  2. BVH: Tập đoàn Bảo Việt
  3. CTG: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam
  4. FPT: Công ty Cổ phần FPT
  5. GAS: Tổng Công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần
  6. HDB: Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
  7. HPG: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
  8. KDH: Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền
  9. MBB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội
  10. MSN: Công ty Cổ phần Tập đoàn MaSan
  11. MWG: Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động
  12. NVL: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa
  13. PDR: Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt
  14. PLX: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
  15. PNJ: Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận
  16. POW: Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
  17. REE: Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh
  18. SBT: Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa
  19. SSI: Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI
  20. STB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
  21. TCB: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
  22. TCH: Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy
  23. TPB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
  24. VCB: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
  25. VHM: Công ty Cổ phần Vinhomes
  26. VIC: Tập đoàn Vingroup – Công ty Cổ phần
  27. VJC: Công ty Cổ phần Hàng không VietJet
  28. VNM: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
  29. VPB: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
  30. VRE: Công ty Cổ phần Vincom Retail

>>> Xem thêm:


Chỉ sổ VN30 là gì? Cách xác định và ý nghĩa của chỉ số VN30 Index

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi chỉ số VN30 là gì? Citinews hy vọng bài viết trên mang đến những kiến thức bổ ích và thú vị. Đồng thời giúp các nhà đầu tư có thêm nhận định danh sách cổ phiếu VN30 2023 để dự trữ cổ phiếu chính xác.

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước NAV là gì & Giải đáp chi tiết thông tin quan trọng của NAV

NAV là gì & Giải đáp chi tiết thông tin quan trọng của NAV

Bài viết tiếp theo

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo