Trong những năm gần đây, TPBank đang được xem là cái tên nổi bật tạo được nhiều ấn tượng cũng như niềm tin đối với khách hàng bởi sự sáng tạo và đổi mới không ngừng về công nghệ. Vậy TPBank là ngân hàng gì? Đây là ngân hàng nhà nước hay tư nhân? Cùng theo dõi bài viết giới thiệu về ngân hàng Tiên Phong để có cái nhìn chi tiết hơn về ngân hàng trẻ và năng động này nhé!
1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
1.1. Ngân hàng Tiên Phong là ngân hàng gì?
Ngân hàng Tiên Phong có tên gọi đầy đủ là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong, nhưng đại đa số mọi người thường biết đến Tiên Phong với tên gọi TPBank cùng logo màu tím rất đặc trưng.
Đây là một ngân hàng có tuổi đời còn khá trẻ khi mới chỉ chính thức được thành lập và đi vào hoạt động kể từ ngày 05/05/2008. Tuy vậy, cùng với khát vọng trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững và thế mạnh về công nghệ hiện đại kết hợp cùng tiềm lực tài chính dồi dào.
Giới thiệu về ngân hàng Tiên Phong bank chi tiết nhất
Các cổ đông chiến lược của TPBank bao gồm: Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare), Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore), TPBank đã nhanh chóng lọt “Top 10 Ngân hàng Thương Mại mạnh nhất Việt Nam” đồng thời ngân hàng này cũng vinh dự nằm trong danh sách 500 Ngân hàng mạnh nhất châu Á.
Trải qua 13 năm nỗ lực xây dựng và phát triển, hiện nay, TPBank cũng đang sở hữu mạng lưới giao dịch rộng lớn với hơn 60 điểm giao dịch, 72 ATM, 48 điểm giao dịch tự động LiveBank tại các tỉnh thành trên cả nước.
1.2. TPBank là ngân hàng nhà nước hay tư nhân?
Ngân hàng Tiên Phong là ngân hàng gì? Nó là ngân hàng nhà nước hay tư nhân? Thì Citinews xin được trả lời: Ngân hàng TPBank được thành lập với hình thức thương mại cổ phần. Thêm vào đó, nguồn đầu tư của Ngân hàng Tiên Phong chủ yếu đến từ tập đoàn FPT cùng với các cổ đông lớn khác như: Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Công ty Tài chính quốc tế (IFC),... mà không có sự tham gia góp vốn của Nhà nước nên có thể khẳng định TPBank là ngân hàng 100% vốn tư nhân.
2. Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng TPBank
Nhằm mang đến sự tiện lợi tối ưu cho khách hàng, Ngân hàng Tiên Phong hiện đang không ngừng cải tiến và liên tục ra mắt các sản phẩm dịch vụ mới mang đậm dấu ấn ngân hàng số.
Từ giới thiệu về ngân hàng Tiên Phong các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng TPBank hiện đang cung cấp tương đối đầy đủ cụ thể như sau:
2.1. Đối với khách hàng cá nhân
Các dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân của TPBank được ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến và rất đa dạng bao gồm:
- Tài khoản: Tài khoản thanh toán, Tài khoản Super Zero, Tài khoản số đẹp.
- Tiết kiệm: Các gói tiết kiệm với lãi suất cao và thời hạn linh hoạt.
- Cho vay: Vay mua nhà, xây sửa nhà, Vay mua ô tô, Vay mua kinh doanh.
- Thẻ: Thẻ tín dụng, Thẻ ATM, Thẻ ghi nợ quốc tế.
- Dịch vụ: Ngân hàng điện tử eBank, Điểm giao dịch tự động LiveBank, Khách hàng thân thiết, Thanh toán thẻ qua mPOS, chuyển tiền,...
- Bảo hiểm: Bảo hiểm xe, Bảo hiểm nhà, Bảo hiểm nhân thọ.
2.2. Đối với khách hàng doanh nghiệp
Đối với khách hàng doanh nghiệp, TPBank hiện cũng đang cung cấp nhiều lựa chọn đa dạng cho khách hàng ở nhiều ngành nghề bao gồm:
- Quản lý tài khoản
- Tiền gửi doanh nghiệp
- Cho vay và tài trợ
- Thanh toán quốc tế
- Ngân hàng điện tử eBank BIZ
- Thẻ doanh nghiệp
- Bảo lãnh
- Dịch vụ ngoại hối.
3. Giờ làm việc của ngân hàng TPBank
Cũng như nhiều ngân hàng khác, Ngân hàng Tiên Phong hiện đang áp dụng lịch làm việc hành chính từ thứ hai đến thứ sáu với khung giờ cụ thể như sau:
- Giờ làm việc buổi sáng: Từ 8h00 – 12h00 (Không nghỉ trưa)
- Giờ làm việc buổi chiều: Từ 12h00 – 17h00.
Ngoài khung giờ làm việc hành chính từ thứ 2 đến thứ 6, hiện nay, toàn bộ các chi nhánh, phòng giao dịch thuộc hệ thống ngân hàng TPBank đều tăng cường mở cửa làm việc và phục vụ khách hàng đến hết sáng thứ 7 để đáp ứng nhu cầu giao dịch của đông đảo khách hàng. Thời gian làm việc vào ngày thứ 7 cụ thể như sau:
- Thời gian làm việc buổi sáng: Từ 8:00 đến 12:00.
- Thời gian làm việc buổi chiều: Nghỉ.
Ngân hàng Tiên Phong là ngân hàng gì?
4. Kênh thông tin liên hệ TPBank
Bên cạnh các điểm LiveBank hoạt động 24/24, TPBank hiện cũng đã cho ra mắt tổng đài chăm sóc khách hàng.
Tổng đài TPbank: 1900 58 58 85 (24/7) hoặc (024) 37 683683.
Quý khách hàng có thể liên hệ với TPBank 24/24 để được giải đáp thắc mắc và tư vấn các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Tiên Phong nhanh nhất, chính xác nhất.
5. Hướng dẫn tra cứu ngân hàng TPBank gần nhất
Ngân hàng Tiên Phong hiện đang sở hữu hơn 60 chi nhánh, phòng giao dịch trên khắp cả nước. Do đó, để thuận tiện cho việc giao dịch, quý khách hàng có thể tìm kiếm các chi nhánh hoặc trụ sở TPBank ở khu vực mình sống bằng cách thực hiện những bước sau đây:
Bước 1: Truy cập vào https://tpb.vn/lien-he/tim-diem-giao-dich. Nếu muốn tìm kiếm cây ATM của TPBank, bạn truy cập vào https://tpb.vn/lien-he/tim-dia-diem-atm.
Bước 2: Chọn Tỉnh/Thành phố và chọn Quận/Huyện mà bạn muốn tìm kiếm. Sau đó nhấn chọn “Tìm”.
Bước 3: Xem kết quả tra cứu hiển thị. Bạn sẽ thấy địa chỉ chi nhánh, ATM tại khu vực bạn tìm kiếm cùng với địa chỉ, số điện thoại và fax và giờ mở cửa để tiện liên lạc.
XEM THÊM:
6. Thẻ ATM ngân hàng TPBank rút được ở ngân hàng nào?
Với thẻ ATM của TPBank, quý khách hàng hoàn toàn có thể rút tiền ở nhiều cây ATM khác nhau mà không cần thiết phải lựa chọn đúng điểm ATM của TPBank.
Dưới đây là danh sách những ngân hàng có chấp nhận thẻ ATM của TPBank các bạn có thể tham khảo:
- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).
- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).
- Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV).
- Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank).
- Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A Bank).
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
- Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank).
- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
- Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank).
- Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB).
- Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank).
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank).
- Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (OceanBank).
- Ngân hàng Shinhan Việt Nam (ShinhanVN).
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
- Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB Bank).
- Ngân hàng TNHH MTV Indovina (Indovina Bank).
- Ngân hàng TMCP Nam Á (NamA Bank).
- Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank).
- Ngân hàng Liên Doanh Việt Nga (VRB).
- Ngân hàng TNHH MTV HongLeong Việt Nam (HongLeong Bank).
- Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam (Standard Chartered VN).
- Ngân hàng TMCP An Bình (AB Bank).
- Ngân hàng Liên doanh VID PUBLIC (VID Public Bank).
- Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank).
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB).
- Ngân hàng TMCP Việt Á (Viet A Bank).
- Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcombank).
- Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).
- Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB).
- Ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank)
- Ngân hàng TMCP Kiên Long.
- Ngân hàng TMCP Bảo Việt.
- Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ qua bài giới thiệu về ngân hàng Tiên Phong, chắc hẳn các bạn đã có cái nhìn rõ hơn về một ngân hàng trẻ và năng động mang tên Tiên Phong. Citinews chúc các bạn có những trải nghiệm tốt và tìm ra được giải pháp kiểm soát tài chính cá nhân tốt nhất khi lựa chọn TPBank.