Muốn đầu tư bạn cần phải biết thẩm định tín dụng là gì

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 10/04/2024 15 phút đọc

 

Thẩm định tín dụng là một trong những bước vô cùng quan trọng để quyết định xem khách hàng đó có được vay vốn hay không và khoản vay sẽ là bao nhiêu? Vậy bạn có biết thẩm định tín dụng là gì? Vai trò của thẩm định tín dụng trong hoạt động các ngân hàng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về thẩm định tín dụng.

1. Tìm hiểu khái niệm thẩm định tín dụng là gì?

Thẩm định tín dụng là quá trình quá trình chúng ta sử dụng các công cụ và phân tích để kiểm tra hay đánh giá mức độ tin cậy hoặc rủi ro của một phương án, một dự án mà khách hàng xuất trình. Thông qua quá trình thẩm định này, chúng ta sẽ đưa ra quyết định cho việc có duyệt cho vay hay không cho vay đối với khách hàng.

Mục đích của quá trình thẩm dụng nói một cách chính xác và dễ hiểu thì đó là đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, để từ đó có thể hạn chế được thấp nhất những rủi ro về mất vốn.

2. Vai trò của thẩm định tín dụng là gì?

Thẩm định tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. Có thể thấy rõ được một số vai trò của thẩm định tín dụng như sau:

  • Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất mà khách hàng đã gửi cho phía ngân hàng khi tiến hành làm thủ tục vay vốn.
  • Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro hoặc những nguy cơ thiệt hại của dự án khi quyết định cho vay.
  • Thông qua quá trình thẩm định tín dụng sẽ giúp cho lãnh đạo ngân hàng có được quyết định đúng đắn trong việc có duyệt cho vay hay không cho vay.
Tìm hiểu về khái niệm và vai trò của thẩm định tín dụng
Tìm hiểu về khái niệm và vai trò của thẩm định tín dụng

Như vậy, có thể thấy rằng vai trò của thẩm định tín dụng là rất lớn. Nếu không có thẩm định tín dụng, một dự án tốt rất có thể bị bỏ qua không cho vay và một dự án không có tính khả thi có khi lại được chấp thuận cho vay. Bước thẩm định tín dụng càng chính xác thì nguy cơ rủi ro càng thấp.

3. Các loại thẩm định tín dụng hiện nay

Để tiến hành thẩm định tín dụng đối với một hồ sơ vay tín chấp hoặc thế chấp, thông thường nhân viên ngân hàng sẽ phải tiến hành phân loại thẩm định tín dụng để giúp cho quá trình kiểm tra, đánh giá và phân tích được thuận lợi, nhanh chóng và chính xác. Qua đó, giúp cho khách hàng và nhân viên ngân hàng tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. Dưới đây là 4 loại thẩm định tín dụng:

  • Thẩm định rủi ro
  • Thẩm định tài sản đảm bảo
  • Thẩm định tín dụng ngắn hạn
  • Thẩm định tín dụng dài hạn.

4. Quy trình thẩm định tín dụng hiện tại

Để hiểu rõ hơn về thẩm định tín dụng là gì? thì một thông tin cần phải nắm được quy trình thẩm định của tín dụng hiện nay gồm mấy bước? Hiện nay, quy trình thẩm định tín dụng của các ngân hàng thường bao gồm 5 bước sau đây:

  • Xem xét hồ sơ vay của khách hàng
  • Tiến hành thu thập những thông tin cần thiết để bổ sung thêm vào hồ sơ vay.
  • Bằng các thông tin có được, nhân viên ngân hàng thẩm định khả năng thu hồi nợ.
  • Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng.
  • Đưa ra kết luận cuối cùng về khả năng thu hồi nợ vay.

Trên đây là thông tin về thẩm định tín dụng là gì và quy trình thực hiện nó. Vậy để quy trình diễn ra thuận lợi thì xin mời quý bạn tham khảo mục tiếp theo.

>> XEM THÊM <<

5. Phương pháp thẩm định tín dụng 5C là gì?

Để quá trình thẩm định tín dụng diễn ra nhanh chóng, chính xác và tránh được các vấn đề phát sinh, các ngân hàng thường dựa vào quy tắc 5C trong quá trình thẩm định. Quy tắc 5C bao gồm:

  • Character - Uy tín, đạo đức khách hàng: Trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, nhân viên ngân hàng sẽ dựa vào thái độ của khách hàng để có thể đồng ý cho vay một khoản hay không?
  • Capacity - Năng lực: Đây là tiêu chí quan trọng nhất trong quy trình thẩm định tín dụng. Nó sẽ giúp cho ngân hàng biết được khả năng, cách thức trả nợ của khách hàng một cách chính xác nhất thông qua các bảng báo cáo tài chính và các hoạt động kinh doanh của khách hàng ở thời điểm hiện tại.
  • Capital - Vốn: Nếu khách hàng có vốn chủ sở hữu lớn thì sẽ làm tăng mức độ tin cậy của ngân hàng đối với khách hàng.
  • Collateral - Tài sản đảm bảo: Đây chính là tài sản mà khách hàng thế chấp để đảm bảo với phía ngân hàng. Trong trường hợp khách hàng bị phá sản hoặc không có khả năng trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ được quyền xử lý phần tài sản này để quy đổi ra giá trị và thanh toán các khoản nợ mà khách hàng còn thiếu nợ ngân hàng.
  • Conditions - Môi trường:Là quá trình ngân hàng tiến hành phân tích và đánh giá xem môi trường bên trong hoặc bên ngoài của nền kinh tế có làm ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh của khách hàng hay không.
Thẩm định tín dụng là gì? Làm sao để trở thành nhân viên thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng là gì? Làm sao để trở thành nhân viên thẩm định tín dụng

6. Những kỹ năng cần thiết để trở thành một nhân viên thẩm định tín dụng

Để có thể làm tốt một công việc bất kỳ nào đó thì kỹ năng là điều không thể thiếu đối với mỗi người.Với những nhân viên thẩm định tín dụng, ngoài việc phải trải qua một thời gian dài học tập và trau dồi kiến thức, họ còn phải không ngừng nâng cao kỹ năng để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Dưới đây là một số kỹ năng cần thiết để có thể trở thành một nhân viên thẩm định tín dụng:

  • Có sự am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Có khả năng phân tích, đánh giá được khả năng vay và trả nợ của khách hàng.
  • Có sự hiểu biết về các quy định của pháp luật về hồ sơ, các loại giấy tờ và các quy trình trong vay vốn, trả nợ.
  • Là một người có nhìn nhạy bén về nền kinh tế cả bên trong cũng như bên ngoài.

Nếu một nhân viên thẩm định tín dụng có được đầy đủ những kỹ năng trên thì sẽ giúp cho ngân hàng giảm thiểu được tối đa những rủi ro khi cho vay.

Bạn thực sự quan tâm đến những công việc trong ngân hàng? Vậy hãy thủ tìm hiểu về các dịch vụ và giờ làm việc tại Eximbank nhé!

7. Những điều cần thiết để được thẩm định tín dụng

Đối với khách hàng cá nhân, điều kiện cần thiết để được thẩm định tín dụng bao gồm:

  • Lý lịch pháp lý của khách hàng ( khách hàng có tiền án, tiền sự không? Hộ khẩu, tình trạng hôn nhân, giấy phép hành nghề ...).
  • Tình hình tài chính và phương án kinh doanh của khách hàng (khách hàng có dư nợ tín dụng tại ngân hàng nào không? Khả năng trả nợ của khách hàng? Thu nhập cá nhân, thu nhập người đồng trả nợ? Kế hoạch sử dụng vốn?,...).
  • Tài sản đảm bảo (Khách hàng có tranh có những tài sản đảm bảo gì? Tài sản đó là tài sản chung hay riêng?, ...).

Trên đây là một số thông tin về thẩm định tín dụng mà chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về thẩm định tín dụng là gì? Và có thể vay vốn một cách nhanh chóng, dễ dàng. CITINEWS chúc quý bạn thành công.

 

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước Không nên chuyển tiền nếu chưa rõ dịch vụ a-transfer của Agribank là gì?

Không nên chuyển tiền nếu chưa rõ dịch vụ a-transfer của Agribank là gì?

Bài viết tiếp theo

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo