Hội sở là gì & Phân biệt khác nhau giữa hội sở và chi nhánh

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 18/10/2023 13 phút đọc

 

So với chi nhánh ngân hàng, hội sở là cụm từ ít được mọi người nhắc đến hơn. Có lẽ chính vì vậy mà có không ít người cảm thấy lúng túng khi được hỏi về hội sở ngân hàng. Vậy khái niệm hội sở ngân hàng là gì? Phân biệt hội sở và chi nhánh ngân hàng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn tất cả những thông tin mà bạn đang băn khoăn về hội sở ngân hàng.

1. Hội sở là gì?

Khái niệm này còn được hiểu là trụ sở của một ngân hàng nào đó. Nó được coi như trung tâm đầu não của ngân hàng và được xếp vào hàng cao nhất trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng. Hội sở cũng được hiểu là nơi tập trung tất cả các quyền hạn và quyết định để đưa ra những chính sách, chiến lược để điều hành và quản lý các hoạt động của ngân hàng.

Thông thường, hội sở của các ngân hàng sẽ được đặt ở những vị trí đắc địa của thành phố lớn để thu hút sự quan tâm của khách hàng và giúp cho khách hàng tìm đến dễ dàng hơn. Mỗi một ngân hàng sẽ chỉ có từ 1 đến 2 hội sở mà thôi.

Hội sở ngân hàng là gì?
Tìm hiểu hội sở ngân hàng là gì?

>>THAM KHẢO THÊM<<

2. Chi nhánh Ngân hàng là gì?

Chi nhánh ngân hàng là đơn vị trực thuộc dưới quyền của hội sở ngân hàng với chức năng chính là thực hiện các giao dịch của khách hàng. Các chi nhánh ngân hàng thường được đặt tại các tỉnh, thành lớn trên khắp cả nước để tiện cho việc giao dịch của khách hàng.

Trong chi nhánh ngân hàng thường được phân cấp thành chi nhánh cấp 1 và chi nhánh cấp 2. Sự phân cấp này được dựa trên tiêu chí lợi nhuận, cụ thể là lợi nhuận ngân hàng nào lớn hơn thì sẽ được phân cấp vào ngân hàng chi nhánh cấp 1 và lợi nhuận ngân hàng nào thấp hơn thì sẽ được phân cấp vào ngân hàng chi nhánh cấp 2.

Không giống như trụ sở ngân hàng, mỗi một ngân hàng có thể có rất nhiều chi nhánh ngân hàng để tạo ra tính cạnh tranh giữa các chi nhánh, đồng thời giúp cho việc giao dịch của khách hàng được dễ dàng và thuận lợi hơn.

3. Sự khác nhau giữa sở giao dịch, chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng

Rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa các khái niệm: sở giao dịch ngân hàng, chi nhánh ngân hàng và phòng giao dịch ngân hàng. Thật ra, đây là 3 khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau, cụ thể:

3.1. Chi nhánh ngân hàng

Chi nhánh ngân hàng là đơn vị trực thuộc dưới quyền của hội sở ngân hàng.Tại đây, các chức năng và nghiệp vụ vẫn sẽ được thực hiện như một ngân hàng bình thường. 

Hiện nay, chi nhánh ngân hàng thường được đặt tại các tỉnh thành lớn trong cả nước.

3.2. Sở giao dịch ngân hàng

Sở giao dịch ngân hàng là đơn vị có thẩm quyền thấp hơn so với chi nhánh ngân hàng và hội sở ngân hàng. Các sở giao dịch ngân hàng thường được đặt tại địa phương và các quận huyện. Lượng khách tìm đến sở giao dịch ngân hàng rất đông nên nó thường mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. 

Một chi nhánh ngân hàng có nhiều sở giao dịch được đặt tại các địa phương khác nhau, giữa các sở giao dịch này thường có mối quan hệ mật thiết với nhau trong các hoạt động của ngân hàng.

Một số sở giao dịch bị hạn chế một số chức năng nên có nhiều sở giao dịch được đặt ra chỉ với mục đích huy động vốn tiết kiệm hoặc các khoản vay tín dụng.

3.3. Phòng giao dịch ngân hàng

Phòng giao dịch ngân hàng là đơn vị thuộc quyền quản lý của ngân hàng, cục thuế và sở giao dịch. Tại đây, khách hàng có thể thực hiện được các nghiệp vụ cơ bản không thanh toán quốc tế. 

Một phòng giao dịch thông thường của các ngân hàng thương mại cổ phần thường bao gồm các bộ phận chủ chốt như: Phòng tổng hợp, phòng kế toán - ngân quỹ, phòng khách hàng,... 

Sự khác nhau giữa sở giao dịch, chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng
Sự khác nhau giữa sở giao dịch, chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng

4. Một số lưu ý khi đến hội sở ngân hàng để giao dịch

4.1. Hội sở ngân hàng có những hoạt động gì?

Bạn có bao giờ cảm thấy tò mò không biết bên trong hội sở ngân hàng thường diễn ra những hoạt động gì không? Thực chất, hội sở cũng là ngân hàng, chỉ khác là nó ở cấp cao nhất. Vì thế, các hoạt động của hội sở vẫn là những hoạt động có liên quan đến các giao dịch tài chính nhưng có sự khác biệt về hình thức.

Ngoài ra, vì là cơ quan đầu não của ngân hàng nên tại hội sở cũng thường xuyên diễn ra những cuộc họp hội đồng và giám đốc. Tại đây, những người nắm giữ chức vụ chủ chốt của ngân hàng sẽ đưa ra những chính sách và chiến lược kinh doanh để điều hành ngân hàng tốt hơn.

>>XEM THÊM<<

4.2. Có thể đến hội sở ngân hàng để giao dịch hay không?

Từ khái niệm hội sở là gì cho ta thấy, tại hội sở ngân hàng cũng diễn ra những hoạt động liên quan đến các giao dịch tài chính như các ngân hàng bình thường. Chính vì thế, khách hàng hoàn toàn có thể đến hội sở ngân hàng để giao dịch. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc một số yếu tố sau khi có ý định giao dịch tại hội sở:

  • Mỗi một ngân hàng chỉ có từ 1 đến 2 hội sở, chính vì thế, so với việc tìm đường đến các chi nhánh ở gần nơi bạn ở thì đến hội sở sẽ mất nhiều thời gian và khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu bạn ở gần hội sở thì không cần phải cân nhắc đến yếu tố này.
  • Khoản tiền mà bạn muốn giao dịch có cao hơn 2 tỷ đồng không? Nếu có thì bạn nên đến hội sở, còn trong trường hợp số tiền giao dịch không quá lớn thì bạn có thể giải quyết tại các chi nhánh ngân hàng.

5. Một số quy mô hội sở ngân hàng tại Hà Nội

Nếu đang sinh sống hoặc làm việc tại Hà Nội, bạn có thể thấy được rất nhiều hội sở của các ngân hàng được xây dựng trên những tuyến phố đông đúc, nằm trên những trục đường chính của Hà Nội và có vị trí đắc địa, thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng.

Ví dụ, Hội sở Vietcombank và hội sở BIDV đều được xây dựng trên đường Trần Quang Khải và chúng chỉ cách nhau một đoạn đường ngắn.

Hội sở của Agribank tọa lạc ngay trên số 2, đường Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Là nơi tập trung dân cư đông đúc và là một trong những tuyến phố trọng điểm của Hà Nội.

Như vậy, qua những thông tin vừa rồi chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ được hội sở ngân hàng là gì và sự khác nhau giữa hội sở với sở giao dịch, phòng giao dịch và chi nhánh ngân hàng. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn trong cuộc sống.

Nguồn: Citinews

 

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước Cif là gì trong ngân hàng - Phân biệt số CIF, số thẻ và số tài khoản

Cif là gì trong ngân hàng - Phân biệt số CIF, số thẻ và số tài khoản

Bài viết tiếp theo

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo