Giảm phát nghĩa là gì? Nguyên nhân, ảnh hưởng của giảm phát

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 14/08/2023 14 phút đọc

Không chỉ có lạm phát, giảm phát cũng là tình trạng gây ra nhiều tiêu cực và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Vậy giảm phát nghĩa là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

1. Giảm phát là gì?

Nếu lạm phát là tình trạng tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian cũng như sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó, thì ngược lại giảm phát (Deflation) được hiểu là sự giảm giá chung liên tục đối với hàng hóa và dịch vụ. Trong thời kỳ Deflation, giá trị của đồng tiền cũng được tăng lên so với thời kỳ trước.

 Giảm phát nghĩa là gì?
Giảm phát nghĩa là gì?

>>BÀI VIẾT QUAN TÂM<<

2. Những nguyên nhân dẫn đến giảm phát

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng đa phần nó được gây ra bởi những yếu tố chủ yếu sau:

2.1. Thay đổi cấu trúc thị trường vốn

Khi có nhiều công ty cùng kinh doanh một loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như nhau thì các công ty này thường có xu hướng hạ giá sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ. Lúc này, cấu trúc thị trường sẽ có sự thay đổi cho phép các doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng với thị trường vốn và thị trường vốn cổ phần. Điều này giúp các doanh nghiệp có nguồn lớn để đầu tư cơ sở vật chất làm tăng năng suất, giảm chi phí lao động. Giá thành sản phẩm từ đó giảm xuống đồng thời nguồn cung tăng lên và gây ra áp lực tạo nên tình trạng giảm phát.

2.2. Năng suất tăng lên

Những cải tiến về công nghiệp, kỹ thuật giúp doanh nghiệp sản xuất một cách nhanh hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn, từ đó dẫn đến chi phí sản xuất giảm, giá thành sản phẩm theo đó cũng xuống thấp hơn. 

2.3. Giảm cung tiền tệ

Để kiểm soát tình trạng giảm phát, ngân hàng nhà nước có thể điều chỉnh và giảm cung tiền tệ. Điều này dẫn đến người tiêu dùng và doanh nghiệp phải chi tiêu hạn chế hơn từ đó buộc người bán phải hạ giá sản phẩm để tăng doanh số.

2.4. Sự sụt giảm trong tổng cầu

Sụt giảm trong tổng cầu thường xuất phát từ các chính sách cắt giảm chi tiêu của chính phủ hoặc do thất bại của thị trường chứng khoán. Lúc này người tiêu dùng thường có xu hướng tăng tiết kiệm. Để kích cầu, người bán buộc phải hạ giá sản phẩm, từ đó dẫn đến tình trạng này.

Giảm phát nghĩa là gì và Nguyên nhân của giảm phát
Giảm phát nghĩa là gì và Nguyên nhân của giảm phát

3. Những tác động của giảm phát tác động đến doanh nghiệp

Từ khái niệm giảm phát là gì? - Tưởng chừng đây là một tình trạng có lợi cho nền kinh tế bởi sự xuống giá của các loại hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, nó có thể gây nên những tác động tiêu cực hơn nhiều đến nền kinh tế và cả thị trường tài chính so với lạm phát. Cụ thể:

3.1. Tác động tiêu cực của giảm phát

3.1.1. Tác động về lãi suất

Khi tình trạng này xảy ra, lãi suất danh nghĩa tiến về 0 khiến tăng cung tiền không thể chuyển thành nguồn cho đầu tư. Lúc này những chính sách tiền tệ không còn tác dụng kích thích kinh tế.

Deflation kéo theo lãi suất thấp và gây ra hàng loạt hệ lụy: sản lượng bị đình đốn và suy thoái, lãi suất thực tăng gây ra suy thoái mở rộng.

3.1.2. Giá trị lao động, giá trị đồng tiền và giá trị hàng hoá

Nó khiến các doanh nghiệp có xu hướng hạ giá thành sản phẩm để tăng cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh vực. Điều này kéo theo việc giảm doanh thu của doanh nghiệp. Khi đó, các doanh nghiệp buộc phải tìm cách cân bằng lợi nhuận bằng các biện pháp cắt giảm chi phí lương hoặc sa thải nhân viên. Từ đó thu nhập của người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng và khéo theo một loạt hệ lụy khác như: vỡ nợ, thất nghiệp, phá sản, giảm lợi nhuận,… 

Ngoài ra, khi nền kinh tế trải qua một đợt giảm phát, đồng tiền cũng trở nên có giá trị hơn. Họ cũng nhận ra lãi suất nhận được từ ngân hàng không đáng kể. Do đó, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng giữ tiền mặt và giảm chi tiêu đến mức tối thiểu.

3.2. Tác động tích cực của giảm phát

Không phủ nhận, nó mang đến những tác động trầm trọng cho nền kinh tế và thị trường tài chính. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, tình trạng này cũng mang lại một số ảnh hưởng tích cực. Chẳng hạn như Deflation được hình thành khi năng suất tăng nhanh và áp dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Đây cũng là một mặt tích cực cho thấy nền kinh tế đang có sự phát triển và đổi mới.

Mặt khác, nó cũng tạo môi trường kinh doanh cởi mở, ngăn chặn tối đa các hình thức độc quyền và nâng cao hiệu quả cạnh tranh trong kinh doanh.

>>XEM THÊM<<

4. Một số giải pháp ngăn chặn giảm phát diễn ra

Deflation nếu diễn ra sẽ mang đến những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng đối với cả nền kinh tế và thị trường tài chính như đã phân tích ở trên. Vì vậy, để ngăn chặn sớm nhất có thể cần thực hiện một số giải pháp sau đây:

  • Thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ hợp lý để kịp thời xử lý tình trạng này.
  • Cố gắng duy trì tốt vùng đệm bằng cách giữ tỷ lệ giảm phát ở ngưỡng an toàn, tức là dưới 10% đồng thời không cố gắng đưa Deflation về mức 0.
  • Nới lỏng chính sách tiền tệ, tập trung đầu tư cho tư nhân.
  • Giữ ổn định tài chính của nền kinh tế.
  • Thúc đẩy hoạt động của khối doanh nghiệp bằng cách kích thích thị trường, tăng chi tiêu công.
  • Tăng thuế doanh thu.

5. Suy thoái và giảm phát có mối liên hệ như thế nào?

Đây là hai yếu tố có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cụ thể, tình trạng giảm phát thường xảy ra trong hoặc sau thời kỳ kinh tế suy thoái. Khi kinh tế trải qua giai đoạn khủng hoảng hoặc suy thoái nghiêm trọng, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư sụt giảm. Lúc này giá trị tài sản cũng có xu hướng bị kéo xuống thấp khiến các nhà sản xuất buộc phải thanh lý tồn kho.

Giảm phát cũng khiến các nhà đầu tư và người tiêu dùng có xu hướng dự trữ tiền mặt để phòng ngừa những rủi ro tài chính gia tăng. Nhu cầu tiết kiệm gia tăng kéo theo việc hạn chế tiêu dùng. Từ đó dẫn đến sự sụt giảm về tổng cầu khiến kỳ vọng của mọi người về Deflation trong tương lai hạ xuống và quá trình tích trữ tiền lại bắt đầu diễn ra.


Giảm phát là gì?

Trên đây là những giải đáp chi tiết về khái niệm giảm phát là gì, nguyên nhân và những ảnh hưởng của nó đối với kinh tế. Citinews hy vọng những thông tin trên thực sự hữu ích!

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước Đầu cơ là gì & Chiến thuật đầu cơ như thế nào hợp lý

Đầu cơ là gì & Chiến thuật đầu cơ như thế nào hợp lý

Bài viết tiếp theo

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo