Quỹ Vàng SPDR Gold Trust là gì? Đặc điểm của quỹ SPDR

Quỹ Vàng SPDR Gold Trust là gì? Đặc điểm của quỹ SPDR

Bởi 23 tháng 07, 2024 - 23:56 (GMT +07)

Chắc hẳn anh em trader sẽ không lạ gì với khái niệm Quỹ Vàng SPDR Gold Trust nữa rồi. Bởi đây là quỹ vàng dự trữ có khối lượng vàng vật chất lớn nhất trên thế giới, đồng thời có tác động đáng kể đến thị trường vàng toàn cầu. Vậy các anh em đã thật sự hiểu về cách thức của quỹ vàng SPDR hoạt động như thế nào và cách mà nó tác động lên thị trường vàng ra sao chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây, Citinews sẽ có câu trả lời giải đáp chi tiết tất tần tật về Quỹ vàng SPDR cho anh em. Cùng theo dõi nhé!

Quỹ vàng SPDR là gì?

Quỹ Vàng SPDR Gold Trust, thường được gọi là quỹ vàng SPDR, là một quỹ ETF (Quỹ giao dịch trên sàn) quy mô lớn, được điều hành bởi State Street Global Advisors. Được thành lập từ năm 2004, quỹ này đã trở thành quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới về giá trị tài sản.

Mục tiêu chính của quỹ SPDR là cung cấp giải pháp cho các nhà đầu tư muốn đầu tư vào vàng mà không cần phải cất giữ vàng vật chất. Thay vào đó, họ có thể mua và bán cổ phiếu của quỹ trên sàn NYSE Arca với ký hiệu giao dịch là GLD. Điều này giúp giảm rủi ro liên quan đến việc lưu trữ vàng trong nhà và tăng khả năng giao dịch linh hoạt.

Quỹ SPDR thực hiện nguyên tắc tín thác bằng cách mua và giữ vàng vật chất trong các kho lưu trữ an toàn và được kiểm toán định kỳ. Mỗi cổ phiếu GLD tương ứng với một phần nhỏ của lượng vàng trong tài sản của quỹ. Theo báo cáo mới nhất, mỗi cổ phiếu GLD đại diện cho 0.0093 ounce (0.289 gram) vàng.

Nhờ vào tính thanh khoản cao và khả năng giao dịch như cổ phiếu thông thường, quỹ SPDR Gold Trust đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và trở thành một trong những công cụ đầu tư phổ biến trong lĩnh vực vàng.

quy-vang-spdr-gold-trust-10
Quỹ vàng SPDR

Thông tin quỹ SPDR Gold Trust

Nhà tài trợ quản lý quỹ Gold Trust là ai?

Nhiều anh em đã rất thắc mắc về việc ai là người đứng sau một quỹ vàng lớn tầm toàn cầu như thế này? Câu trả lời là Quỹ SPDR được tài trợ bởi các đơn vị uy tín dưới đây, bao gồm:

  • World Gold Trust Services;
  • Đại lý State Street Global Markets;
  • Người uỷ thác: BNY Mellon;
  • Người giám sát: ngân hàng HSBC.

Đặc điểm Quỹ Vàng SPDR Gold Trust là gì?

Quỹ SPDR Gold Trust, hay quỹ SPDR, mang đến nhiều ưu điểm và nhược điểm cho nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường vàng mà không muốn đối mặt với các khía cạnh phức tạp của việc sở hữu và lưu trữ vàng vật chất.

Ưu điểm chính của quỹ SPDR là khả năng cho phép nhà đầu tư tham gia vào thị trường vàng một cách thuận tiện, không cần mua, bán, vận chuyển hay lưu trữ vàng vật chất. Điều này giúp giảm bớt rủi ro và tăng tính linh hoạt trong quá trình giao dịch. Ngoài ra, quỹ này có chi phí quản lý thấp hơn so với nhiều quỹ ETF vàng khác, chỉ 0.4% hàng năm, giúp giảm áp lực về chi phí đối với nhà đầu tư.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý đến nhược điểm của quỹ SPDR. Thứ nhất, quỹ không phải là công cụ bảo hiểm hoàn hảo cho rủi ro lạm phát hay suy thoái kinh tế, vì giá vàng có thể biến động theo nhiều yếu tố khác nhau. Thứ hai, quỹ có thể phải đối mặt với rủi ro pháp lý hay thuế, đặc biệt là khi có sự thay đổi trong luật định hoặc tranh chấp về sở hữu vàng trong kho lưu trữ. Cuối cùng, sự chênh lệch giữa giá cổ phiếu GLD và giá NAV của quỹ có thể làm cho quỹ không phản ánh chính xác giá thị trường của vàng, điều này cần được nhà đầu tư lưu ý.

Cách thức hoạt động của quỹ vàng SPDR như thế nào?

Quỹ vàng SPDR Gold Trust thực hiện giao dịch theo cách tương tự như cổ phiếu, cho phép nhà đầu tư mua bán ngay, bán khống hoặc mua ký quỹ, nhưng phải trả một khoản hoa hồng cho bên giao dịch. Quỹ vàng này được nhiều tổ chức và nhà đầu tư lớn sử dụng để định hình thị trường và làm nổi bật vị thế của họ. Nó cũng hỗ trợ nhà đầu tư trong việc quản lý đầu tư một cách linh hoạt, đồng thời trở thành một đối thủ đáng chú ý với quỹ chỉ số S&P 500.

SPDR Gold Trust hoạt động bằng cách theo dõi giá vàng và lưu trữ vàng thể chất trong một kho được ủy thác tại London, được giữ trong các thỏi vàng có kích thước đơn vị là 400 ounce. Vàng vật chất này được giữ bảo quản bởi các nhân viên giám sát kho tiền tại London, và ngân hàng HSBC là tổ chức giám sát chính về vàng.

Tiếp theo, GLD sẽ phát hành cổ phiếu dựa trên giá trị tài sản ròng và được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Công ty Dịch vụ Tài sản BNY Mellon sau đó đặt lệnh mua 1000 cổ phiếu trong mỗi giao dịch. Cổ phiếu sẽ sau đó được phân phối và bán cho những nhà đầu tư quan tâm.

Tác động của SPDR đến thị trường vàng

Tác động của Quỹ Vàng SPDR Gold Trust đến thị trường vàng là rất lớn và phức tạp. Một phía, SPDR mang lại một lựa chọn đầu tư thuận tiện và hiệu quả cho những nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường vàng mà không cần mua và bán vàng vật chất. Điều này có thể làm tăng cầu và đẩy giá vàng lên cao. Ngược lại, SPDR cũng có thể tạo ra biến động lớn đối với giá vàng khi những nhà đầu tư bán hoặc mua GLD theo xu hướng thị trường. Điều này có thể gây áp lực bán tháo hoặc mua ồ ạt cho vàng vật chất, ảnh hưởng đến cung cầu và nguồn cung trên thị trường vàng.

Ngoài ra, SPDR cũng có tác động đến các quỹ khác đầu tư vào vàng, như quỹ tín thác vàng hay quỹ hỗ trợ vàng. Những quỹ này có thể phải điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ vàng để phản ánh biến động của SPDR. Điều này có thể tạo ra dao động cho giá vàng trên thị trường.

Ví dụ: vào năm 2008, SPDR đã bán ra 20,5 tấn vàng, khiến giá vàng trên toàn cầu giảm mạnh trong vòng 1 tháng. Giá vàng SJC tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, giảm hơn 200.000 đồng so với trước đó.

Có thể thấy, chỉ với vài biến động nhỏ, SPDR đã làm cho thị trường vàng trên toàn thế giới chao đảo. Theo nhiều tỷ phú, quỹ vàng SPDR này có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, thậm chí hơn cả khủng hoảng tại châu Âu và Mỹ.

Nguyên nhân khiến SPDR có thể gây ảnh hưởng đến giá vàng?

Việc SPDR giới thiệu hình thức đầu tư vàng mới đã tạo ra ảnh hưởng sâu rộng đến giá vàng. Có thể thấy như sau:

  • Với giá hợp lý, tính thanh khoản cao, linh hoạt và an toàn, Quỹ Vàng SPDR Gold Trust đã kích thích nhu cầu của các nhà đầu tư và củng cố sự chắc chắn của "hàng rào chống lạm phát". Điều này đã làm cho thị trường vàng trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
  • Phương thức đầu tư này giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro khi lưu trữ vàng tại nhà. Thay vì mua bán vàng trực tiếp, nhà đầu tư có thể sử dụng chứng chỉ ETF vàng giống như cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán.
  • Với lượng vàng lớn nằm trong quỹ, bất kỳ hoạt động mua bán nào của SPDR cũng sẽ có tác động ngắn hạn đến giá vàng.

Mối quan hệ giữa biểu đồ giá vàng và chứng chỉ của SPDR Gold Trust

SPDR Gold Trust là quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới, và từ khi ra đời, biểu đồ giá vàng đã có sự tăng trưởng ấn tượng lên đến 286,90% trong giai đoạn suy thoái lớn từ 2007 đến 2009.

quy-vang-spdr-gold-trust-11
Biểu đồ mối quan hệ giữa biểu đồ giá vàng và chứng chỉ của SPDR Gold Trust

Nhìn vào biểu đồ, ta dễ dàng nhận thấy rằng giá chứng chỉ của SPDR hầu như phản ánh chính xác giá của vàng. Vậy tại sao lại chỉ là "hầu như" mà không phải là hoàn toàn?

Khi SPDR Gold Trust mới thành lập, mỗi chứng chỉ GDL có giá chính xác 1/10 ounce vàng. Tuy nhiên, sau đó, do một số chi phí xuất hiện, tỉ lệ này đã trở nên thấp hơn so với giá vàng thực tế.

Mối quan hệ giữa biểu đồ giá vàng và chứng chỉ SPDR Gold Trust có tính tích cực lẫn nhau. Cụ thể, giá của chứng chỉ GDL phụ thuộc chặt chẽ vào giá vàng. Do đó, mỗi lần giá vàng tăng, GDL cũng tăng theo tỷ lệ khoảng 14% mỗi năm.

Cách lấy số liệu mua bán của quỹ vàng SPDR Gold Trust

Hướng dẫn chi tiết cách lấy số liệu mua bán của quỹ vàng SPDR

Vậy cách lấy số liệu mua bán của quỹ vàng SPDR như thế nào? Dưới đây, Citinews sẽ hướng dẫn cụ thể chi tiết cho anh em cách lấy dữ liệu mua bán quỹ vàng SPDR.

  • Bước 1: Truy cập vào trang dữ liệu lịch sử của SPDR Gold Trust tại: https://www.spdrgoldshares.com/
  • Bước 2: Chọn tab "USA" và nhấn "Enter the USA GLD site."
quy-vang-spdr-gold-trust-1
Truy cập vào trang dữ liệu lịch sử của SPDR Gold Trust.
  • Bước 3: Ở thanh bên trái, chọn "Historical Data," sau đó chọn "Spreadsheet of archive data."
  • Bước 4: Tải về tập tin .csv bằng cách nhấn vào nút tải xuống. Tên tập tin sẽ là "GLD_US_archive_EN.csv."
quy-vang-spdr-gold-trust-2
Tập tin chi tiết
  • Bước 5: Mở tập tin này trong Microsoft Excel để xem thông tin.

Trong tập tin của Quỹ Vàng SPDR Gold Trust, anh em sẽ thấy hai cột quan trọng: cột đầu tiên về ngày tháng giao dịch và cột tiếp theo về số lượng vàng (tính bằng tấn) mà SPDR Gold Trust đang nắm giữ ("Total Net Asset Value Tonnes in the Trust...").

Để biết thay đổi ròng trong lượng vàng nắm giữ của quỹ, thực hiện bước sau:

  • Trừ số lượng vàng ngày hiện tại cho số lượng vàng ngày hôm trước.
  • Nếu SPDR liên tục tăng lượng vàng giữ (chênh lệch dương), thì có khả năng cao rằng giá vàng sẽ tăng và có thể tăng mạnh. Ngược lại, nếu SPDR giảm lượng vàng giữ trong nhiều ngày liên tiếp, khả năng cao là giá vàng sẽ giảm.

Các cách khác để tận dụng dữ liệu thô của SPDR Gold trust

Bên cạnh đó, những nhà giao dịch cũng có thể sử dụng dữ liệu thô được công bố này để tự thiết kế các biểu đồ phân tích, giúp họ có cái nhìn tổng quan và đưa ra những quyết định đầu tư chính xác hơn. Dưới đây là một số biểu đồ mà anh em có thể xây dựng từ dữ liệu thô được tải về ở dưới đây.

quy-vang-spdr-gold-trust-3
Biểu đồ xây dựng từ dữ liệu thô

Hoặc là biểu đồ mua/bán ròng tính theo cơ sở tuần của quỹ SPDR Gold Trust, như dưới đây:

quy-vang-spdr-gold-trust-4
 Biểu đồ mua/bán ròng tính theo cơ sở tuần của quỹ vàng SPDR Gold Trust

Hoặc nhà giao dịch có thể tự thêm giá vàng thực tế, và xem xét mối tương quan giữa giá vàng và động thái mua/bán ròng của SPDR Gold Trust, để có thể đưa ra dự đoán về mức độ tương quan và giao dịch tương lai phù hợp:

quy-vang-spdr-gold-trust-5
 Tương quan giữa giá vàng và động thái mua/bán ròng của SPDR

Có thể thấy là giá vàng và động thái mua bán của SPDR có mối tương quan thuận nhất định. Người giao dịch có thể sử dụng điều này để đưa ra những quyết định mua bán hợp lý nhất.

Hướng dẫn theo dõi quỹ vàng SPDR

1. Tổng trữ lượng vàng của Quỹ SPDR Gold Trust

Biểu đồ giúp nhà giao dịch có cái nhìn tổng quan về tổng lượng vàng mà quỹ SPDR đang nắm giữ. Đây là khối lượng tổng cộng, chỉ cần di chuột vào từng cột để hiển thị số lượng tấn vàng mà SPDR đang giữ vào ngày đó.

quy-vang-spdr-gold-trust-6
Biểu đồ Tổng trữ lượng vàng của Quỹ SPDR Gold Trust

2. Khối lượng giao dịch hàng ngày của Quỹ vàng SPDR Gold Trust

Đây là biểu đồ chi tiết để theo dõi ngày nào SPDR mua vào và ngày nào SPDR bán ra. Trong đó, các cột màu đỏ thể hiện mức bán, còn các cột màu xanh thể hiện mức mua, giúp anh em trader nhanh chóng nắm bắt thông tin về số lượng vàng mà SPDR đã mua và bán trong một ngày.

quy-vang-spdr-gold-trust-7
Biểu đồ Khối lượng giao dịch hàng ngày của Quỹ SPDR Gold Trust

3. Biến động giá và hoạt động mua bán của quỹ SPDR Gold Trust

Để xác định chính xác giá vàng mà SPDR mua bán, anh em có thể tham khảo biểu đồ thứ 3 này. Đây là biểu đồ kết hợp giữa:

  • Biểu đồ cột: thể hiện khối lượng giao dịch của SPDR trong một ngày, với hai cột quan trọng cần lưu ý:
    • Cột bên trái: lượng vàng (tấn) mà Quỹ SPDR đã giao dịch trong một ngày.
    • Cột bên phải: giá vàng giao dịch trong ngày đó (tính theo giá đóng cửa).
  • Biểu đồ đường: chỉ cần di chuột vào, anh em sẽ thấy giá vàng ngày đó được hiển thị trong USD/Ounce. Những ngày không có cột (ngày trắng) có thể là ngày lễ, cuối tuần hoặc ngày mà SPDR không thực hiện giao dịch. Dữ liệu của ngày hôm trước bằng ngày hôm sau đồng nghĩa là SPDR cũng không thực hiện giao dịch trong ngày đó.
quy-vang-spdr-gold-trust-8
Biểu đồ ngày mà SPDR không thực hiện giao dịch

Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường sẽ cung cấp thông tin như sau:

  • Cập nhật giá vàng ở thời điểm thực.
  • Phân tích hoạt động mua bán của SPDR và xem xét liệu nó có ảnh hưởng đến giá vàng hay không.
quy-vang-spdr-gold-trust-9
Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường 

Ví dụ cụ thể, vào ngày 17/06/2022, SPDR mua vào gần 12 tấn vàng, có thể là một trong những nguyên nhân đưa giá vàng tăng từ 1819 lên đến 1848.

Lưu ý nhà đầu tư cần biết khi sử dụng SPDR Gold Trust trong giao dịch

Mặc dù thông tin của Quỹ Vàng SPDR Gold Trust được công bố, nhưng chỉ được cập nhật vào cuối ngày, có nghĩa là sau khi thị trường đã đóng cửa. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẽ không bao giờ biết được SPDR Gold Trust đã thực hiện giao dịch như thế nào trong ngày cho đến khi thông tin cập nhật tới, đặc biệt là khi áp dụng vào thị trường Việt Nam. Do đó, nếu anh em nhận thấy rằng quỹ vàng SPDR đã bán vàng trong nhiều ngày liên tiếp và giá vàng đang giảm, và lúc này anh em quyết định bán vàng, có thể anh em sẽ có may mắn kiếm được lời.

Tuy nhiên, ngoài sự may mắn đó, thực tế là trader không có cơ sở để biết giá vàng sẽ tăng hay giảm trong ngày hôm nay nếu chỉ dựa trên thông tin giá vàng và dữ liệu giao dịch của SPDR từ ngày hôm qua.

Giải đáp thắc mắc xoay quanh quỹ vàng SPDR 

1. Vì sao thị trường Giảm/Tăng, mà lại thấy SPDR BUY/SELL

Quỹ SPDR mua bán vàng có nhiều lý do như: thị trường vàng, kinh tế trong và ngoài nước, đầu tư, ngoại giao, chính trị, chiến tranh, ... Do đó, không thể dựa vào việc SPDR mua/bán để quyết định mua/bán của mình, tránh trường hợp tài khoản trở nên không ổn định.

2. Nếu SPDR BUY/SELL mà trader lại không thể BUY/SELL theo, vậy theo dõi SPDR để làm gì?

Mục đích chính là xác định xu hướng chính của thị trường vàng, không chỉ để nhận biết nến xanh hay nến đỏ trong ngày. Việc xác định xu hướng là quan trọng để hỗ trợ quá trình giao dịch.

Theo dõi Quỹ Vàng SPDR Gold Trust nhằm đánh giá chuỗi hành động BUY/SELL trong nhiều ngày, cũng như phân tích nến ngày kết hợp với lượng giao dịch của SPDR để kiểm tra xem có những biến động nào bất thường không.

3. Có cách nào biết SPDR mua bán trong ngày hôm nay hay không?

Không, anh em phải đợi ngày mai SPDR ra báo cáo mới biết được hôm nay thế nào nhé!

4. Theo dõi SPDR có phải là phân tích cơ bản?

Đúng vậy, có thể coi SPDR như một phần phân tích cơ bản, bổ sung vào hệ thống giao dịch dựa trên phân tích kỹ thuật của người giao dịch.

Xem thêm:

Kết luận

Không thể phủ nhận rằng SPDR có tác động đáng kể đến giá vàng, đặc biệt là trong ngắn hạn hoặc khi SPDR thực hiện các giao dịch mua bán vàng liên tục. Việc theo dõi hoạt động của SPDR giúp người giao dịch hiểu rõ hơn về lý do tại sao giá vàng có sự biến động đột ngột nhưng không có nghĩa là họ nên hoàn toàn phụ thuộc vào thông tin đó khi đưa ra quyết định giao dịch. Và không phải cứ thấy SPDR bán vàng liên tục thì trader sẽ ngay lập tức đặt lệnh Sell vàng, hay ngược lại. Để có quyết định đúng đắn, cần xem xét rất nhiều các yếu tố khác nhau.

Quan trọng nhất, anh em cần nhận thức rằng "Không ai có thể thao túng thị trường." Mặc dù SPDR có tác động lớn đến giá vàng trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, nó không thể kiểm soát được tất cả các biến động do vàng chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, tôn giáo, sản xuất và cả độ khan hiếm của vàng. Tuy nhiên, việc theo dõi giá vàng của SPDR vẫn hữu ích để cung cấp thông tin bổ sung và giúp xác định xu hướng thị trường.

Cảm ơn các bro đã đọc hết bài viết. Hy vọng rằng thông tin từ Citinews sẽ giúp anh em có cái nhìn tổng quan về Quỹ Vàng SPDR Gold Trust và đưa ra quyết định đầu tư thông minh và thành công!

Bình luận
Popup image default

Thông báo