Cách lập mục tiêu về tài chính của cá nhân và doanh nghiệp

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 14/08/2023 14 phút đọc

Một trong những bí quyết thành công của các tỷ phú là biết cách đặt mục tiêu tài chính. Vậy Mục tiêu tài chính là gì? Thiết lập như thế nào? Cùng Citinews tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Mục tiêu về tài chính là gì?

Mục tiêu tài chính hiểu đơn giản là những đích đến về mặt tài chính của cá nhân hoặc của doanh nghiệp. Ví dụ như: mục tiêu về thu nhập, tiền tiết kiệm, nhà, xe, hoặc các khoản đầu tư.

Ngoài ra đích đến đó không chỉ có một, mà trên con đường đi đến vạch đích cuối cùng sẽ có rất nhiều điểm dừng chân. Bởi vậy khi nhắc tới vấn đề này bạn sẽ cần hình dung ra được những mục tiêu sau đây:

  • Mục tiêu ngắn hạn
  • Mục tiêu dài hạn
  • Mục tiêu của cá nhân
  • Mục tiêu của doanh nghiệp

Một khi bạn đã lên được danh sách các mục tiêu phù hợp, bức tranh toàn cảnh sẽ rõ ràng hơn, và bạn sẽ dễ dàng đạt những gì mình đề ra hơn.

Tìm hiểu về mục tiêu tài chính
Tìm hiểu về mục tiêu tài chính

Sau khi đã hiểu rõ mục tiêu tài chính là gì? Các bạn hãy cùng Citinews đi tìm hiểu sâu hơn về khái niệm này qua nội dung dưới đây.

2. Mục tiêu tài chính cá nhân là gì?

Con người, ai cũng đều có một hoặc nhiều mục tiêu của riêng mình và tài chính cũng không phải là một ngoại lệ. Có thể là mua nhà, mua xe, trả hết nợ,... tất cả sẽ tạo ra động lực thể thúc đẩy mỗi người làm việc hăng say hơn.

Nếu bạn vẫn chưa rõ mục tiêu tài chính của mình là gì? Bạn có thể tham khảo những ví dụ sau đây:

2.1. Ví dụ mục tiêu về tài chính trước tuổi 30

  • Tiết kiệm một khoản tiền phòng thân: trong cuộc sống sẽ luôn có những tình huống bạn không thể lường trước được và 1 khoản tiền như vậy sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn đó. 
  • Mua nhà: Chắc chắn rằng đây là mục tiêu của tất cả mọi người. Các cụ nói an cư lạc nghiệp. Bất kỳ ai cũng vậy, đều mong muốn có cho mình một mái ấm, một nơi để đi về. Đây là một mục tiêu dài hạn.
  • Mua xe: Tương tự như mua nhà, một chiếc xe sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong công việc làm ăn. Bởi vậy mua xe là một mục tiêu chính đáng.
  • Trả hết nợ: Mình tin rằng không ai là chưa từng vay nợ, đôi khi để đạt được các mục mục tiêu ở trên bạn sẽ cần vay một khoản tiền để thực hiện. Và có vay thì phải có trả. Đặt mục tiêu là trả hết nợ sẽ giúp bạn bớt được chi phí lãi suất ngày một tăng.
  • Các khoản đầu tư: khi mà bạn có một số tiền nhàn rỗi, và muốn phát triển chúng lên thì những mục tiêu về đầu tư như: bất động sản, cổ phiếu, hoặc đầu tư cho chính mình sẽ luôn cần thiết.

>>>XEM THÊM<<<

2.2. Mục tiêu tài chính là gì? Cách đặt mục tiêu tài chính như thế nào?

Quy trình thiết lập mục tiêu cho cá nhân sẽ cần trải qua 5 bước sau:

  • Bước 1: Đánh giá tình hình hiện tại của bản thân
  • Bước 2: Tìm cách tăng nguồn thu và cắt giảm nguồn chi không cần thiết
  • Bước 3: Xác định mục tiêu của bạn
  • Bước 4: Xây dựng lộ trình thực hiện các mục tiêu theo thời gian
  • Bước 5: Đặt ra nguồn ngân sách cho kế hoạch của bạn.

5 bước thiết lập mục tiêu tài chính
5 bước thiết lập mục tiêu tài chính

2.2.1. Bước 1: Đánh giá tình hình hiện tại của bản thân

Bạn cần kiểm tra xem nguồn lực tài chính của bản thân hiện tại như thế nào?

  • Thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu, ngoài nguồn thu nhập từ lương, bạn còn nguồn thu nào khác
  • Tổng giá trị tài sản hiện tại của bạn: tiền mặt, đất đai, đồ đạc, thậm chí cả những khoản nợ.
  • Một tháng bạn chi tiêu hết bao nhiêu: Các khoản tiền cho sinh hoạt hàng ngày, tiền nhà, điện nước, chi phí cho giao lưu bạn bè,...

Sau khi đã thống kê toàn bộ, bạn sẽ tình được hiện tại mình có bao nhiêu, mỗi tháng tăng thêm hoặc giảm xuống bao nhiêu. Từ đó biết mình đang ở đâu để đặt ra được những mục tiêu phù hợp.

2.2.2. Bước 2: Tìm cách tăng nguồn thu và cắt giảm nguồn chi không cần thiết

Bước này sẽ giúp bạn gia tăng nguồn lực mà bản thân đang có.

  • Bạn có thể tìm kiếm các công ty mới có nhiều ưu đãi hơn cho các sản phẩm dịch vụ bạn đang sử dụng. VD: thay vì tốn nhiều tiền để gọi điện thoại, bạn có thể chuyển sang dùng Zalo, messenger hoặc các dịch vụ gọi điện miễn phí, thay vì mua cafe trong starbucks, bạn có thể chuyển sang các quán bình dẫn hơn,...
  • Cắt giảm các chi tiêu không cần thiết: như giảm bớt tần suất đi các cuộc hẹn không thực sự quan trọng,.. cân nhắc kỹ trước khi mua bất kỳ thứ gì,...
  • Tận dụng các dịp giảm giá để mua sắm
  • Kiểm tra quỹ thời gian xem có thể làm thêm gì để gia tăng nguồn thu nhập hay không.

2.2.3. Bước 3: Xác định mục tiêu về tài chính

Như đã nhắc đến ở phần trước, mục tiêu tài chính chia thành mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Bạn hãy xác định cho mình những mục tiêu phù hợp ứng với từng giai đoạn để có thể dễ dàng thực hiện. Và nên nhớ mỗi thời điểm chỉ chọn 1 mục tiêu để tránh áp lực.

  • Một số mục tiêu ngắn hạn bao gồm: Trả hết nợ, tiết kiệm tiền, mua sắm các đồ vật thiết yếu,...
  • Một số mục tiêu dài hạn bao gồm: Mua nhà, mua xe, đất đai, ….

2.2.4. Bước 4: Xây dựng lộ trình thực hiện các mục tiêu theo thời gian

Bạn không cần dành dụm đủ số tiền để thực hiện các kế hoạch của mình. VD như với mua xe, mua nhà bạn hoàn toàn có thể suy nghĩ đến việc mua trả góp. Tất nhiên hãy tính những chi phí đó vào nguồn lực của bạn thân để cân đối trả nợ đầy đủ.

Tương tự như vậy hãy ưu tiên thực hiện những mục tiêu cần thiết hoặc dễ thực hiện trước. Đề ra các mốc thời gian cụ thể cho từng mục tiêu. 

Trong trường hợp đến kỳ hạn mà mục tiêu vẫn chưa thể thực hiện hãy đánh giá lại và cân đối giờ gian để tránh ảnh hưởng tới những mục tiêu khác

2.2.5. Bước 5: Đặt ra nguồn ngân sách cho kế hoạch của bạn

Nguồn ngân sách ở đây bao gồm cả những nhu cầu thiết yếu đã đề ra ở bước 1 và 2 (chú ý đừng khắt khe quá mà bỏ hết các yếu tố giải trí, bởi nó sẽ làm bạn stress và nản chí).

Và đừng quên thưởng cho bản thân mỗi khi hoàn thành mục tiêu nhé!!.

3. Mục tiêu tài chính doanh nghiệp

3.1. Tài chính doanh nghiệp là gì?

Theo wikipedia, tài chính doanh nghiệp nghiên cứu về quá trình hình thành và sử dụng các của cải trong doanh nghiệp nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích chủ sở hữu.

3.2. Mục tiêu tài chính của doanh nghiệp là gì?

Đây chính là tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu. Nói cách khác là mang lại nhiều giá trị nhất cho doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin tổng quan giải thích “ Mục tiêu tài chính là gì?”. Citinews hi vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về nắm được cách đặt mục tiêu cho riêng mình. Xin chào và hẹn gặp lại.

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước Bạc là kim loại gì & Những đặc điểm cơ bản của kim loại quý - Bạc

Bạc là kim loại gì & Những đặc điểm cơ bản của kim loại quý - Bạc

Bài viết tiếp theo

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo