Khái niệm lạm phát là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát?

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 14/08/2023 18 phút đọc

Là đất nước có nền kinh tế đang phát triển thì lạm phát là điều khó tránh khỏi nhưng ngoài mức cho phép nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt từ đời sống kinh tế, xã hội, chính trị của một quốc gia. Vậy thế nào là lạm phát? Lý do dẫn đến tình trạng này? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Lạm phát là gì?

Đây là sự tăng giá chung của các hàng hóa, dịch vụ, có thể hiểu một cách đơn giản chính là sự mất giá trị của đồng tiền. Thể hiện trong việc mua bán hàng hóa trong cùng một sản phẩm hàng hóa so với trước thì bạn phải bỏ ra một số tiền lớn hơn mới có thể mua được mặt hàng đó.

Thế nào là lạm phát?
Thế nào là lạm phát?

Đối với các đất nước đang phát triển và dần mở cửa nền kinh tế thì việc lạm phát xảy ra là một điều tất yếu. Cung thấp hơn cầu, nhu cầu của con người thì ngày một tăng, lượng hàng hóa trở nên khan hiếm và không đáp ứng đủ từ đó mà giá trị của sản phẩm được đẩy cao lên. 

Nó cũng có 2 mặt vừa tốt vừa xấu. Khi xảy ra sẽ hạn chế tối đa được tình trạng tích trữ tiền. Nhưng nếu nó quá cao thì sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong hoạt động phát triển kinh tế và xã hội. 

>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM<<

2. Những nguyên nhân dẫn tới lạm phát

Đối với mỗi quốc gia tình trạng này sẽ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường sẽ không nằm ngoài những nguyên nhân dưới đây:

2.1. Lạm phát do cầu kéo

Đây là nguyên nhân khá phổ biến có thể hiểu là do nhu cầu hàng hóa quá cao nhưng lượng cung ứng không thể đáp ứng được dẫn đến tình trạng tăng giá và là sự lên giá đồng loạt của các loại mặt hàng. Đây chính là lúc đồng tiền dần mất giá trị cùng một sản phẩm, mặt hàng như trước nhưng bạn phải cần một số tiền lớn hơn mới có thể mua. 

2.2. Lạm phát do chi phí đẩy

Nguyên nhân này nguồn gốc từ chi phí sản xuất tăng cao. Chi phí sản xuất sẽ có nhiều loại chi phí như nguyên liệu, trang thiết bị, máy móc vật tư, chi phí nhân công,.... Đối với doanh nghiệp khi sản xuất và chế biến toàn bộ giá bán đã được bao gồm các chi phí trên, nếu chúng tăng đồng nghĩa với việc sản phẩm ra ngoài thị trường sẽ tăng mới có thể đảm bảo được mức lợi nhuận duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó mức giá chung nền kinh tế tăng lên dẫn đến tình trạng này. 

2.3. Lạm phát do cơ cấu

Đây là nguyên nhân được xuất phát từ phía doanh nghiệp. Trong cơ cấu, tổ chức và vận hành trong doanh nghiệp muốn tốt phải đảm bảo được đời sống và thu nhập cho người lao động. Khi doanh nghiệp muốn tăng thu nhập tiền lương cho người lao động thì vẫn nằm trong quỹ lương theo định mức % doanh nghiệp đề ra để đảm bảo lợi nhuận ổn định. Từ đó các doanh nghiệp khác muốn giữ được chân người lao động cũng phải có động thái điều chỉnh trong mức tiền lương. Chính vì vậy khi tất cả các nguồn vốn, lợi nhuận giữ nguyên thì đương nhiên giá trị hàng hóa phải tăng lên. 

2.4. Lạm phát do cầu thay đổi

Nguyên nhân từ nhu cầu về các sản phẩm độc quyền giảm, nhưng giá không thể thay đổi. Bên cạnh đó là nhu cầu một mặt hàng khác thiết yếu lại tăng lên do không có sự cân bằng giữa cung và cầu mà giá cả sẽ tăng. 

2.5. Lạm phát do xuất khẩu

Đây là sự thiếu hụt một lượng hàng lớn cả trong nước và xuất khẩu nhưng nguồn cung trong đủ để đáp ứng. Từ đó các mặt hàng thiếu hụt tiếp tục đẩy giá lên cao mà gây ra.

2.6. Lạm phát do nhập khẩu

Nhập khẩu cũng là một nguyên nhân của lạm phát do giá cả hàng hóa nhập về tăng cộng thêm chi phí thuế khóa tăng đương nhiên giá bán hàng nhập khẩu trong nước tăng theo mà dẫn đến lạm phát.

2.7. Lạm phát do tiền tệ

Nguyên nhân này bắt nguồn từ các ngân hàng thu mua ngoại tệ để tiền trong nước không bị trượt giá bằng cách này dẫn đến sự trao đổi mua bán lớn, tiền trong lưu thông trong nước tăng vọt và gây ra tình trạng này. 

Khái niệm lạm phát là gì?
Khái niệm lạm phát là gì?

3. Các mức độ của lạm phát

Ở mỗi quốc gia mức độ lạm phát là khác nhau. Thông thường nó xảy ra ở mức từ 5% trở xuống là con số lý tưởng cho mọi nền kinh tế. Nhưng nếu nó vượt quá thì lại là một bài toán khá nhức nhối ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và kinh tế, văn hóa và xã hội. Từ đây nó chia thành các mức độ như sau:

  • Lạm phát tự nhiên: Tỷ lệ từ 0 đến dưới 10%. Đây là mức an toàn nhất mà mọi quốc gia mong muốn. Lúc này dù có xảy ra nhưng hầu như nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường không có sự biến động nhiều. Nền kinh tế đất nước cũng hạn chế được rủi ro và có thể nhanh chóng kết thúc đưa về trạng thái ổn định.
  • Lạm phát phi mã: Tỷ lệ từ 10% đến 1000% đây là tỷ lệ cao với giá cả tăng cao và nhanh một cách đột biến. Tình trạng này có ảnh hưởng làm biến động và đảo lộn nền kinh tế rất lớn. 
  • Siêu lạm phát: Tỷ lệ trên 1000%. Với tốc độ tăng nhanh của giá cả thị trường ở mức chóng mặt chắc chắn hậu quả để lại rất lớn nền kinh tế như sụp đổ, khó có thể khắc phục lại được. Nhưng thực tế cho thấy hiện nay các nền kinh tế được kiểm soát tối đa để tránh tối đa nhất tình trạng này, và đối với tỷ lệ này thường lạm phát không xảy ra. 

4. Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế

4.1. Mặt tích cực

Nếu lạm phát dưới 10% nó cũng mang lại điểm tích cực cho nền kinh tế như kích thích khả năng tiêu dùng của người dân, hay vay nợ và đầu tư, giảm thiểu được một số vấn đề như thất nghiệp trong xã hội. 

4.2. Mặt tiêu cực

  • Ảnh hưởng tới lãi suất: Để lãi suất ổn định thì bắt buộc lãi suất danh nghĩa cũng phải tăng lên. Nếu thực tế  tăng lãi suất danh nghĩa sẽ khiến nền kinh tế bị suy thoái đồng nghĩa tình trạng thất nghiệp lại gia tăng.
  • Ảnh hưởng thu nhập thực tế: Khi lạm phát tăng cao mà thu nhập danh nghĩa không tăng dẫn đến thu nhập thực tế bị giảm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nền kinh tế bị suy thoái.
  • Phân phối thu nhập không bình đẳng: Lạm phát là khi giá trị đồng tiền giảm xuống người đi vay có lợi và tăng nhu cầu vay. Đối với những người có tiền lại là cơ hội để tích trữ, thu gom hàng hóa và bán ra với giá cao hơn. Chính vì việc lạm phát sẽ gây ra phân biệt giai cấp một cách rõ rệt.

>>XEM THÊM BÀI VIẾT<<

5. Làm thế nào để kiểm soát lạm phát?

5.1. Giảm lượng tiền trong lưu thông

5.1.1. Chính sách tiền tệ

  • Ngừng phát hành tiền và giảm tiền lưu thông trong thị trường
  • Đối với các ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi để giảm lưu thông trên thị trường.
  • Giảm tối đa sức ép lên hàng hóa cũng như các dịch vụ về giá cả.
  • Phát hành trái phiếu

5.1.2. Chính sách tài khóa

  • Cắt giảm tối đa các khoản chi tiêu và đầu tư chưa cần thiết
  • Tăng thuế để giảm chi tiêu đối với cá nhân.
  • Cân đối ngân sách nhà nước và giảm sức ép lên giá cả hàng hóa

5.2. Tăng quỹ hàng hóa cung cấp trong thị trường để cân đối với số tiền lưu thông

5.2.1. Chính sách tiền tệ

Cần đưa ra nhiều chính sách như cho vay ưu đãi để kích thích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể cải thiện tăng năng suất lao động và giảm các chi phí sản xuất,giảm tối đa tăng giá thành sản phẩm.

5.2.2. Đối với chính sách tài khóa

Nhà nước nên giảm các loại thuế để giảm bớt các chi phí cho doanh nghiệp, tạo đà phát triển, không làm biến động giá cả thị trường.

6. Những câu hỏi liên quan đến lạm phát

6.1. Lạm phát ảnh hưởng cụ thể đến những mặt hàng nào?

Khi lạm phát nền kinh tế thì tất cả các mặt hàng, dịch vụ đều ảnh hưởng.

6.2. Chỉ số lạm phát của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

So sánh lạm phát cùng kỳ năm trước quý I năm 2021 tăng 0.67%

6.3. Quy định của Nhà nước về lạm phát như thế nào?

  • Nhà nước xây dựng chỉ tiêu lạm phát đẻ quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện
  • Chính phủ trình quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm.
  • Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát qua quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

Bài viết trên đây giúp bạn hiểu được đầy đủ và chính xác khái niệm lạm phát là gì cũng nhưng những nguyên nhân dẫn đến lạm phát và cách khắc phục. Citinews mong rằng nội dung trên là mang lại thông tin hữu ích và kiến thức cần thiết cho bạn. 

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước Phần mềm CRS là gì & CRS hỗ trợ ngành du lịch như thế nào?

Phần mềm CRS là gì & CRS hỗ trợ ngành du lịch như thế nào?

Bài viết tiếp theo

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo