Chỉ số RSI là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng RSI hiệu quả
Chỉ số RSI là gì? Chắc hẳn nhiều trader mới bước chân vào thị trường Forex thắc mắc. Đây là một trong những chỉ báo kỹ thuật quan trọng trong đầu tư forex được nhiều nhà đầu tư lựa chọn sử dụng. Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Chỉ số RSI là gì? Tìm hiểu RSI chuyên sâu
Chỉ báo RSI có tên đầy đủ là Relative Strength Index. Đây là chỉ số chỉ sức mạnh tương đối, dùng trong phân tích kỹ thuật giúp các nhà đầu tư đo lường mức độ thay đổi của giá. Từ đó các nhà đầu tư có thể đánh giá các điều kiện quá mua hoặc quá bán của thị trường. Chỉ số này được biểu diễn dưới dạng đồ thị trong đó có một đường di chuyển giữa 2 điểm cực trị có giá trị từ 0 - 100.
Nội dung chỉ số sức mạnh tương đối RSI
Chỉ báo RSI do J.Welles Wilder JR sáng lập đầu tiên và được giới thiệu trong cuốn sách Các Khái Niệm Trong Hệ Thống Thương Mại Kỹ Thuật” (New Concepts in Technical Trading Systems) xuất bản năm 1978.
Nội dung cụ thể có RSI như sau:
- Wilder giả định ngưỡng quá mua xuất hiện khi thị trường tăng điểm trong một thời gian quá dài và ngưỡng quá bán xảy ra khi thị trường giảm điểm trong thời gian dài.
- RSI là các giá trị từ 70 trở lên cho thấy mã chứng khoán đó đang trở nên mua quá mức hoặc định giá quá cao, điều này ưu tiên cho xu hướng đảo ngược, điều chỉnh giảm giá ngay sau đó.
- RSI là các giá trị từ 30 trở xuống cho thấy tình trạng mã chứng khoán đang bị tình trạng bán quá mức hoặc bị định giá quá thấp.
- RSI ở mức từ 30 đến 70 là vùng trung bình, đạt mức 50 là dấu hiệu không có xu hướng.
- Chỉ số RSI đo lường sức mạnh tương đối của giá chứng khoán với các mức giá trong lịch sử của chính mã chứng khoán đó. Bạn không thể sử dụng chỉ số RSI để so sánh các mã chứng khoán với nhau.
- RSI cung cấp cho các nhà giao dịch kỹ thuật trên thị trường những tín hiệu về động lượng giá tăng và động lượng giá giảm. Chỉ số này được trình bày ở bên dưới biểu đồ giá của một mã chứng khoán cụ thể.
Công thức tính RSI cơ bản
RSI có công thức tính khá đơn giản, cụ thể:
Trong đó:
RS: là sức mạnh tương đối = AG/AL
- AG: là tên viết tắt của AG của Average Gain, trung bình tổng số kỳ tăng trong một quãng thời gian nhất định
- AL: Viết tắt của Average Loss, trung bình tổng số kỳ giảm trong một quãng thời gian nhất định
RSI ban đầu được tính sau 14 kỳ (14 ngày giao dịch hoặc 14 giờ giao dịch).
Ví dụ: Thị trường đóng cửa cao hơn 7 trong số 14 ngày qua với mức tăng trung bình 1%, 7 ngày còn lại đóng cửa với mức giá lỗ (tổn thất) trung bình là -0.8%. Cách tính RSI là:
RSI = 100 – 1001+ 1%140.8%14 = 55.55
Tìm hiểu các phân kỳ RSI
Phân kỳ RSI xảy ra khi một mã chứng khoán hay tài sản di chuyển theo hướng ngược lại so với chỉ báo kỹ thuật. Đây là dấu hiệu cảnh báo xu hướng giá hiện tại đang suy yếu và có thể hướng giá cũng sẽ thay đổi.
Sự phân kỳ tăng giá xảy ra khi chỉ báo RSI ở mức quá bán (RSI < 30). RSI cao sẽ tạo đáy cao, khi giá giảm sẽ tạo đáy thấp. Đây được gọi là hiện tượng phân kỳ dương và dự báo đà tăng mạnh sẽ tiếp tục diễn ra bất chấp xu hướng giá giảm.
Sự phân kỳ giảm giá xảy ra khi chỉ báo RSI ở mức quá mua (RSI > 70). Giá giảm RSI tạo thỉnh thấp, giá tăng RSI tạo đỉnh cao.
Ý nghĩa của đường RSI là gì?
Ý nghĩa của RSI là gì? Khi nhận định được xu hướng thay đổi giá của chứng khoán hay tài sản sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả hơn. Để xác định chính xác xu hướng các nhà đầu tư cần phải sử dụng những công cụ chỉ báo kỹ thuật. RSI là một trong những chỉ báo được nhiều người lựa chọn vì nó có nhiều ý nghĩa.
Chỉ báo RSI là công cụ phân tích kỹ thuật để xem xét nhận định xu hướng giá cả trong tương lai hiệu quả:
- Khi giá ở vùng quá mua nghĩa là RSI > 70, giá tài sản đang nằm mức gần đỉnh và cắt lên trên mức này thì giá có tính đảo chiều giảm.
- Khi giá ở vùng quá bán nghĩa là RSI < 30, giá tài sản đang chạm gần đáy và cắt xuống mức này thì giá có tính đảo chiều tăng trở lại.
Tóm lại khi biết đâu là vùng quá mua và quá bán các nhà đầu tư có thể sẽ biết được khi nào nên đặt lệnh Buy, lệnh Sell để tìm kiếm lợi nhuận hơn cho mình.
2. Cách sử dụng RSI hiệu quả
RSI là công cụ phân tích kỹ thuật giúp các nhà đầu tư xác định xu hướng chính xác của giá để vào lệnh. Khi sử dụng cần phải am hiểu về chỉ số này mới có thể mang lại hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng chỉ số RSI bạn có thể tham khảo.
Sử dụng RSI kết hợp nhiều khung thời gian
Để xác định xu hướng các nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch trên khung thời gian H4 và sử dụng khùng D1 lớn hơn. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định xu hướng giá trên khung biểu đồ D1
Nếu trên khung D1 mà RSI < 30 cho thấy xu hướng giá đang đi vào vùng quá bán. Tín hiệu này cho thấy thị trường sắp đảo chiều từ giảm sang tăng. Thời điểm này các nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy.
Nếu trên khung D1 mà RSI > 70 cho thấy xu hướng giá đang đi vào vùng quá mua. Tín hiệu này dự báo thị trường sắp đảo chiều từ tăng sang giảm. Thời điểm này các nhà đầu tư có thể vào lệnh Sell.
Bước 2: Xác định điểm vào lệnh trên H4
Khi giá vào vùng quá bán (RSI<30) trên khung H4 thì nhà đầu tư vào lệnh Buy.
Khi giá vào vùng quá mua (RSI > 70) trên khung H4 nhà đầu tư vào lệnh Sell.
Sử dụng RSI sau khi xác định xu hướng trên khung thời gian lớn
Nếu như cách kết hợp trên khung thời gian là xác định xu hướng giá đi vào vùng quá mua và quá bán thì cách này nhà đầu tư sử dụng công cụ xác định xu hướng bất kỳ. Cụ thể:
Bước 1: Xác định xu hướng trên khung thời gian lớn D1. Có thể sử dụng mô hình cái nêm.
Bước 2: Tìm điểm vào lệnh thích hợp trên H4
Khi giá vào khung quá mua trên H4 (RSI>70) nhà đầu tư vào lệnh Sell.
Sử dụng RSI cùng với đường SMA
Dựa vào ý nghĩa phân vùng quá mua và quá bán chúng ta có thể sử dụng đường SMA 30 và đường SMA 100 kết hợp với chỉ số RSI để lấy tín hiệu tốt nhất. Theo đó:
- Khi SMA 30 cắt SMA 100 và chỉ báo RSI > 50 có thể vào lệnh Buy. Khi khi SMA 30 cắt xuống SMA 100 hoặc khi RSI < 30 thì thoát lệnh Buy.
- Khi SMA 30 cắt xuống SMA 100 và chỉ báo RSI < 50 vào lệnh Sell. Khi SMA 30 cắt lên SMA 100 hoặc khi RSI > 70 thì chúng ta có thể thoát lệnh Sell.
4. Hạn chế của chỉ số RSI trong chứng khoán
RSI là một chỉ báo dự báo tín hiệu hiệu quả trong phân tích dài hạn. Tuy nhiên, nó chỉ là chỉ báo động lượng nên khi tài sản có sự thay đổi đáng kể về khối lượng theo 2 xu hướng, thì chỉ số RSI vẫn duy trì ở trạng thái quá bán và quá mua tại một thời gian dài.
Nghĩa là khi RSI < 30, bạn mua cổ phiếu và đợi giá tăng trở lại nhưng giá vẫn ở mức quá bán RSI < 30 đến hết tháng giá mới tăng trở lại. Lúc này giá vẫn có thể sẽ tiếp tục giản gây ra lỗ tài chính cho bạn hoặc phải mất một thời gian dài giá mới có thể tăng trở lại. Với trường hợp ở mức quá mua cũng tương tự như trên.
Khi thị trường dao động, giá tài sản có sự chuyển động tăng giảm thì RSI sẽ chính xác nhất. RSI không duy trì liên tục một xu hướng.
RSI sẽ duy trì liên tục trong vùng quá bán hoặc quá mua, bạn cần phải nghiên cứu kỹ rồi mới quyết định đầu tư nếu không rất dễ gặp phải tổn thất tài sản.
RSI là chỉ báo chỉ mang tính chất tham khảo, nó không thể chính xác 100%. Vì vậy các nhà đầu để chắc chắn nên kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật khác.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về chỉ báo RSI. Qua đây hy vọng các bạn sẽ nắm được RSI là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng RSI hiệu quả trong giao dịch ngoại hối.